|
Sau buổi tập thử, chúng tôi không mặn mà trong việc tiếp tục t́m
hiểu, một phần nữa là nghe nói phải xem cho hết toàn bộ khóa học
10 ngày "Thuật Dưỡng Sinh và Căn Bản Tu Thiền," hướng dẫn bởi
Thầy Hằng Trường (HT) th́ mới hiểu hết, làm chúng tôi cũng ớn,
mỗi ngày gồm 2 dĩa DVD.
Chúng tôi đă vào trang nhà của Thầy HT và nhóm Từ Bi Phụng Sự do
Thầy lập ra –
www.hnpv.org, th́ thấy có rất
nhiều DVD giảng về dưỡng sinh và tu tập dành cho những người ở
xa, hoặc không có thời giờ mà đến các trung tâm học hỏi trực
tiếp tại các trung tâm do Thầy HT và bà con Việt Nam lập ra để
phổ biến môn thể dục Càn Khôn Thập Linh, cũng như các phương
pháp tu tập do Thầy HT hướng dẫn. Tôi thấy có trung tâm
chính ở Nam Cali (ITC), và các trung tâm phụ tại Bắc Cali,
Houston và Dallas ở Texas. Ngoài thời giờ giảng dạy tại
các trung tâm, Thầy HT c̣n có chương tŕnh KHAI TÂM trên đài
truyền h́nh SBTN hàng tuần nhằm phổ biến Phật pháp qua các
phương pháp tu tập mới mẻ, hợp với đời sống hàng ngày của mọi
người, rất là sống động, và ai cũng đều có thể áp dụng được tại
nhà của ḿnh, chứ không cần phải đến chùa, hay t́m chỗ vắng vẻ mà
tu tập như truyền thống xưa.
Bạn tôi bên Việt Nam, Âu châu, cũng như Mỹ châu có liên lạc và
cho biết là họ đang tập Càn Khôn Thập Linh, ai nấy đều thấy sự
tiến bộ khả quan về sức khoẻ, về tâm linh. Họ cho bạn bè
mượn các DVD xem chơi; những bạn này cũng tập thử cho vui và báo
cáo lại là họ nhận thấy sức khoẻ gia tăng hơn. Hơn thế nữa,
họ thật sự ưa thích tinh thần giảng dạy về sự áp dụng tinh thần
Phật giáo vào đời sống hàng ngày của Thầy HT.
Mặc dù tôi đang tập các phương pháp thể dục khác, cách thiền
khác, nhưng ḷng ṭ ṃ khiến tôi liên lạc với nhóm Từ Bi Phụng
Sự, nhờ họ gởi cho tôi toàn bộ 10 ngày giảng của Thầy HT về môn
Càn Khôn Thập Linh. Khi nhận được 10 hộp DVD, 2 dĩa cho
một hộp, tôi tự ấn định chỉ xem mỗi ngày 2 dĩa, và sẽ xem hết,
thực hành, nhận xét và so sánh với chính bản thân ḿnh trước hết,
sau đó mới dạy lại cho cô hàng xóm của tôi. V́ đầu óc
không nhớ được nhiều, tôi dự tính ghi lại cho chính tôi hầu ôn
lại trong tương lai. Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ cùng
các bạn luôn. Những ghi nhận của tôi chắc chắn không đầy
đủ, rơ ràng và chi tiết như trong DVD, vậy các bạn nào muốn
nghiên cứu thêm xin vào trang nhà của Hội Từ Bi Phụng Sự, hay
trực tiếp đến các trung tâm mà học hỏi nha.
May quá có người bạn cho biết là có thể vào xem, hay lấy mang về
(download) video các bài giảng về Càn Khôn Thập Linh tại :
http://suoitumedia1.net/trangsuckhoe.htm
và t́m phần "Thuật Dưỡng Sinh và Căn Bản Tu Thiền" do Thầy HT
hướng dẫn. Hy vọng các bạn có thể xem và t́m hiểu rơ ràng trước
khi tập. Điều mừng là các bạn đỡ mất tiền và thời giờ, nếu không
thích.
Bây giờ, mời bạn cùng theo dơi 10 ngày chỉ dẫn về môn "Càn Khôn
Thập Linh" với Thầy HT trong khóa giảng "Thuật Dưỡng Sinh và Căn
Bản Tu Thiền." Tôi chỉ ghi vắn tắt về các thế tập, những
yếu quyết, nhận xét của tôi, mà không đi quá sâu vào chi tiết.
Càn Khôn Thập Linh
(Xin mời click vào từng ngày để đọc)
 |
Ngày 1
-
Khóa học có lẽ được tổ chức tại trung tâm ITC, thầy HT đứng trên
bục cao vừa hướng dẫn mọi người tập theo, vừa giảng giải từng ly
từng tí một. Cách diễn giảng của Thầy rất nhẹ nhàng và
thân t́nh. Những lời khuyến khích, vui và đúng lúc, khiến
mọi người cảm thấy vui vẻ, ấm áp, hào hứng, không c̣n lo ngại là
ḿnh tập không đúng, hay theo không nổi.
Khóa học tiếng là 10 ngày, nhưng bà con theo học phải mất những
5 tuần, v́ mỗi tuần chỉ học có 2 ngày. Lư do là v́ trong
tuần, trung tâm ITC có nhiều lớp, sơ cấp, trung cấp, cao cấp,
rồi lớp sáng, lớp chiều , lớp tối,... rồi môn này, môn kia...
Tất cả đều dạy miễn phí cho đồng hương Việt Nam.
Bắt đầu buổi học th́ Thầy HT dạy cho bà con những thế để buông
lỏng những khớp xương (loosen up) giống như khi chúng ta đi học
các lớp vơ thuật hay thái cực quyền vậy. Phần thả lỏng các
khớp xương được bắt đầu từ:
- cổ bàn chân và cổ tay,
- đầu gối,
- vùng bụng,
- bộ xương sườn,
- vai,
- đầu và cổ.
Khi tập mỗi động tác Thầy HT đều căn dặn mọi người chú trọng vào
nơi đang tập, hầu phát triển sự nhận thức của ḿnh, ư thức rơ
ràng việc ḿnh làm, chứ không có làm như một người máy. Sau mỗi
thế, Thầy đều cho nghỉ (relax) chừng 30 giây đến 1 phút.
Trong thời gian này, mọi người nhắm mắt và nói thầm trong đầu
câu nói, đại khái là "...Tôi đang thư giăn, và ư thức việc đang
làm này."
Sau khi hoàn tất phần thả lỏng các khớp xương, Thầy HT dạy hai
thế của Càn Khôn Thập Linh (CKTL) là thế CON CÓC và thế CON TRÂU.
Thầy cho biết CKTL là cách tập bắt chước theo 8 con linh vật là
Cóc, Trâu, Hạc, Rồng, Phượng, Cọp, Bướm, Rùa, cộng với hai thế
Càn, Khôn, tất cả là 10 thế.
Thế CON CÓC tập nhanh và mạnh với ư tưởng là con cóc nhảy ra
khỏi cái miệng giếng - hay là con người chúng ta muốn vượt qua
khỏi cái đầu óc hạn hẹp và ngu muội của ḿnh. Mới tập chỉ
có hai thế này, 20 lần thuận 20 lần nghịch, mà tôi đă thở ồ ồ,
mồ hôi đă rịn trên người. Điều này cho biết trong người
của ḿnh mang nhiều độc tố, việc tập đổ mồ hôi như vậy sẽ giúp
cho bớt bệnh. Sau khi tập xong thế Con Cóc, mọi người lại
có dịp thư giăn - nhắm mắt và nhận thức rơ những ǵ đang xảy ra
trong người của ḿnh như tim đang nhảy "mambo rock," ḿnh đang
ph́ pḥ thở, chân cẳng đang rụng rời, đại loại như thế! ))
Thế Con Cóc này giúp cho toàn thể những ǵ liên quan đến phần
THẬN của cơ thể.
Tiếp đến là thế CON TRÂU với ư tưởng mạnh dạn và khoan thai,
tiến tới giúp ích cho đời. Động tác này rất nhẹ nhàng, từ
tốn khác xa với thế Con Cóc. Nó làm cho chúng ta liên
tưởng đến Con Trâu khi đi cày, lội śnh từng bước chắc chắn, gan
dạ, nhẹ nhàng, khoan thai,... nhưng lại đi rất mau. Trong
khi đó, nếu chúng ta càng quậy mạnh hay gấp rút chừng nào, chúng
ta sẽ càng bị śnh giữ chặt chừng ấy. Giống như trong cuộc
đời, người hiểu biết th́ cứ khoan thai, ung dung mà tiến bước,
sống thoải mái cho bản thân, cùng lúc giúp đời, giúp người.
C̣n người không thấu hiểu lẽ biến hóa của Trời Đất th́ cứ măi
quay cuồng trong đó, lúc nào cũng than thở, than khổ, u mê đến
hết cuộc đời. Thế Con Trâu giúp cho các sinh hoạt liên hệ đến
phần PHỔI của cơ thể chúng ta. Sau đó lại đến phần thư
giăn cho cơ thể, cùng lúc ư thức việc đang làm.
Sau khi tập được hai thế Con Cóc và Con Trâu của CKTL, Thầy HT
chuyển sang dạy 4 thế YOGA để sửa soạn cho phần ngồi thiền cuối
cùng. Thầy HT cho biết ư nghĩa của hai chữ YOGA là "thân
tâm hợp nhất." Mới đầu tôi không nắm vững ư của Thầy HT,
nhưng sau khi tập xong 4 thế Yoga th́ tôi hiểu rơ hơn.
Những thế Yoga này, thực ra c̣n khó gấp mấy lần các thế trong
CKTL, nó đ̣i hỏi một sự cố gắng, chú ư kinh khủng nếu muốn làm
cho đúng. Sau một thời gian quá lâu không tập Thái Cực
Quyền, các thế Yoga,... thực khó mà tập cho đúng! Nhưng
cũng không sao, v́ mục đích chính là hiểu rơ cách làm, rồi từ từ
ḿnh quen lần th́ sẽ trở nên dễ dàng. Sau mỗi thế Yoga, mỗi
người đều được yêu cầu buông thả cơ thể, và ư thức những chuyện
đang xảy ra cho cơ thể ḿnh.
Sau đó là đến phần tập Thiền. Thầy HT chỉ dẫn 3 cách ngồi
Thiền - hai chân không chạm nhau, bán già, kiết già, và giảng rơ
tại sao chúng ta bị đau chân khi ngồi Thiền, v.v… Rồi cách
buông xả từng phần trong cơ thể ra làm sao, đi từ trên đỉnh đầu
cho chí bàn chân, trước khi đi vào trạng thái bất động.
Do sự cố gắng theo dơi, quan sát từng phần trong cơ thể, cố gắng
tập cho đúng các động tác, nhất là ở phần Yoga cuối cùng, những
người tập sẽ dễ dàng đạt được trạng thái THÂN TÂM HỢP NHẤT, rồi
tiến đến NHẬP ĐỊNH.
Cách giảng dạy của Thầy HT rất vui, và sống động, tôi nh́n trên
màn ảnh và bắt được cảm giác ấy. Thầy c̣n cho bài tập để
bà con về nhà làm nữa, đó là mua 1 quyển sổ nhỏ ghi lại những
lần thư giăn trong ngày, chỉ cần mỗi lần 30 giây hay 1 phút cũng
được, ví dụ như khi rồ máy xe buổi sáng, trong lúc chờ máy nóng,
chúng ta có thể nhắm mắt thực tập sự thư giăn và sự nhận thức
(aware of what we do).
Thầy HT cho biết tất cả những điều dẫn giải ở trên chỉ là những
bước đầu căn bản học Thiền ở cấp 1, tức là chưa đi tới đâu hết,
và chưa thể tham gia các khóa tu Thiền.
Sau khi xem xong hai dĩa DVD của ngày thứ nhất, tôi thật sự bất
ngờ quá, v́ những điều Thầy HT giảng rất đúng với thực tế, không
quá khó để thực hành, và cũng chẳng dễ cho những ai làm biếng.
Riêng tôi chỉ tiếc là ḿnh biết quá trễ! Nhưng trễ cũng
c̣n hơn không, bây giờ học cũng không muộn phải không các bạn?!
|
 |
Ngày 2
-
V́ muốn vừa xem vừa tập theo, nên tôi đă vội vă ăn cơm chiều cho
thật sớm, để khi xem bộ dĩa DVD ngày thứ hai tôi có thể tập y
như là người tham dự trong khóa học.
Đúng như tôi dự đoán, khi mới vào Thầy HT cho ôn lại cách thả
lỏng các khớp xương (loosen up), sau đó là hai thế Con Cóc và
Con Trâu. Tiếp theo nữa là Thầy giảng giải về hai con linh vật
kế tiếp là CON HẠC và CON RỒNG.
CON HẠC như h́nh dáng chúng thường thấy, tuy khẳng khiu, gầy ốm,
mảnh mai nhưng lại rất vững vàng, điềm đạm. Đây là tính chất
của một người đă hiểu rơ lẽ đạo, uy nghi và trung dung trong đời.
Thế tập của Con Hạc rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhưng không kém
phần vững chăi. Thực hành thế tập Con Hạc này sẽ giúp cho phần
GAN của hành giả trở nên mạnh hơn, và tính t́nh trở nên điềm đạm
hơn.
CON RỒNG biểu hiện cho sự Thuần Dương lên đến tột đỉnh, uốn ḿnh
phá núi mà bay lên Trời Xanh. Khi tập thế này, hành giả phải
đứng chập hai chân sát vào nhau và nhẹ nhàng uốn éo như h́nh
dáng một Con Rồng, đến lúc cuối cùng của thế là h́nh ảnh Con
Rồng phá núi bay ra, trông thật lạ! Thế tập này sẽ giúp cho bộ
ruột của hành giả hoạt động, tiêu hóa thức ăn. Khi tung ḿnh
nhảy lên cao, h́nh ảnh con rồng phá núi bay ra, sẽ giúp cho
xương sống người tập được kéo giăn ra, tránh được chuyện vôi
đóng ở xương sống (gai cột sống).
Khi xem đến đây, tôi và cô hàng xóm mới nhớ lại năm ngoái khi
tập ở ITC, v́ không hiểu ư nghĩa của thế tập Con Rồng, tụi tôi
làm mà trong đầu cứ ngơ ngác chuyện Con Rồng chém qua chém lại,
và bay lượn trước khi ra khỏi núi. Và cũng xấu hổ một phần khi
quá tự tin là ḿnh có thể thâu lượm được toàn bộ môn Càn Khôn
Thập Linh chỉ trong một lần tập dợt.
Các bạn ai muốn nghiên cứu, chắc chắn phải bỏ nhiều thời giờ mà
đến các trung tâm nhờ chỉ dẫn, hoặc xem các DVD, chứ viết khơi
khơi th́ không cách chi mà tŕnh bày cho hết ư nghĩa, cũng như
các chi tiết được. Tôi dặn cô hàng xóm là vừa xem trên DVD vừa
xem tôi tập, để xem có sai chỗ nào th́ sửa chữa ngay. Có hai
người kiểm soát qua lại bao giờ cũng dễ hơn.
Trong việc tập luyện, Thầy HT có nhấn mạnh là chúng ta chỉ làm
vừa với khả năng chúng ta mà thôi. Lâu ngày chầy tháng chúng ta
sẽ nhuần nhuyễn hơn. Chúng ta phải nhẹ nhàng với thân thể chúng
ta, chăm sóc và dễ dàng với nó, chớ không nên dữ dằn với nó. Có
hiền lành với bản thân chúng ta th́ lúc đó chúng ta mới hiền
lành được với tha nhân. Mà có hiền lành với tha nhân, may ra
chúng ta mới nhận lại được sự hiền lành từ người khác. Chứ tối
ngày mà cứ đi bới móc, phê b́nh, chỉ trích người khác, người ta chưa
sao th́ chúng ta đă phải gánh chịu hậu quả của việc chúng ta làm
trên cơ thể của ḿnh qua áp lực của tinh thần (tension cao), và
được thể hiện trên người, hay ngay trên mặt chúng ta, mà người
tinh ư có thể nhận biết.
Sau phần tập bốn thế Càn Khôn Thập Linh là Con Cóc, Con Trâu,
Con Hạc, Con Rồng, bà con lại được hướng dẫn tập đến các thế
Yoga của ngày hôm trước, nhằm mục đích cho Tâm & Thân ḥa hợp (hợp
nhất). Hôm nay Thầy HT giới thiệu một phương cách thư giăn mới
- đó là cách giả chết! Theo cách "Giả Chết" này, hành giả sẽ
nằm dài ra trên sàng, nếu lạnh th́ đắp áo cho ấm, và tập thư
giăn từ đầu chí chân. Sau đó hành giả tâm niệm rằng tất cả
những bệnh tật, hay tế bào mang bệnh cũng chết đi trong thời
gian này, con người sẽ tái tạo với những tế bào mới. Ai ngủ
được trong lúc này th́ càng tốt.
Thầy HT chia sẻ là đă học phương cách thư giăn nằm Giả Chết này,
từ sư phụ của Thầy, lúc Thầy nhập thất lần đầu trên núi cao, chỉ
có một ḿnh, sợ bị bịnh th́ lấy ǵ mà chữa.
Hôm nay Thầy HT hỏi lại xem có ai làm bài tập mà Thầy giao hôm
trước - mua quyển sổ và ghi lại đă thực hành thư giăn mấy lần
trong ngày. Có lẽ bà con ít ai nhớ! )) Thầy HT cười và nhắc bà
con nhớ đi mua quyển sổ tay nhỏ đó và ghi lại cho riêng ḿnh,
chứ không ai kiểm soát:
- bài tập thứ nhất: ḿnh đă thư giăn lúc nào trong ngày,
- bài tập thứ hai: ngồi xuống và t́m kiếm xem trong ngày ḿnh có
thể thư giăn lúc nào.
Đến đây, Thầy nhắc bà con là cần phải thấu đáo cho rơ ràng những
lợi ích mà ḿnh có thể gặt hái được khi theo tập một pháp môn
nào cho rơ ràng. Trước khi tu tập, th́ phải nhớ hỏi để biết rơ
là ḿnh sẽ đạt được cái ǵ, sau thời gian tu tập là bao lâu,
những kỷ luật phải tuân theo để đạt được kết quả mong muốn đó.
Chứ đừng có nhắm mắt mà tập theo một pháp môn mà người chỉ dẫn
nói "... Cứ tập rồi biết." Chúng ta đă đầu tư thời giờ, tiền
bạc, sức khoẻ và sự cố gắng, vậy chúng ta cần phải biết cho rơ
ràng, hầu kiểm soát bước tiến của ḿnh. Nếu sau thời gian tập
mà không có kết quả, sự tiến bộ rơ rệt, chúng ta có quyền đến chất
vấn người thầy đó, là tại sao chúng ta không có tiến bộ. Trong
trường hợp của môn Càn Khôn Thập Linh, Thầy HT sẽ nh́n vào quyển
sổ tay của hành giả để từ đó thẩm định tại sao không có tiến bộ.
Thầy cho biết là đă dạy môn CKTL cho nhiều người, và sau 6-9
tháng thực hành, kết quả ai cũng khả quan, có thể nói là 99%.
Chấm dứt chương tŕnh của ngày 2, tôi rút được hai điều quan
trọng:
1- phải nhẹ nhàng, yêu thương thân thể ḿnh th́ lúc đó mới biết
yêu thương người khác.
2- tu tập phải biết rơ con đường ḿnh đi sẽ tiến như thế nào,
tiến ra sao, và phải đo lường được.
Trong phần tập thư giăn “Giả Chết,” nhiều người trong pḥng đă chợp
mắt ngủ luôn, dù chỉ trong vài phút, nhưng vài phút đó thật sung
sướng, bằng như một giấc ngủ ngon cả giờ đồng hồ.
|
 |
Ngày 3
-
Khi cầm dĩa DVD cho vào máy, tự dưng tôi có cảm tưởng là ngày
hôm nay Thầy HT sẽ không dạy thêm thế nào, chỉ ôn lại bài cũ và
giảng thêm. Ai dè lại đúng thật! :-)) Suy ra th́ nếu một ngày
dạy hai thế, chỉ cần năm ngày là dạy hết 10 thế, cần ǵ kéo dài
lớp học đến 10 ngày. Điều này c̣n có nghĩa là Thầy HT muốn chỉ
dẫn nhiều điều khác ngoài chuyện dạy các thế Càn Khôn Thập Linh.
Mới vào Thầy cho biết là hôm nay chỉ ôn lại 4 thế CKTL đă tập,
kiểm soát lại các thế Yoga cho thật trúng v́ có nhiều học viên
than là khó tập quá, sau nữa là đến phần tập Thiền, xả Thiền.
Sau hai buổi học được xem, tôi đă thuộc bốn thế vừa học và có
thể diễn trở lại trong đầu, nhưng khi bắt tay vào, quả nhiên vẫn
c̣n vài chỗ lọng cọng. Thầy HT vừa tập trở lại từng thế cho mọi
người xem, làm nhanh làm chậm, cùng lúc giảng ư nghĩa từng con linh
vật.
Mặc dù không học thêm thế mới nào, nhưng lớp học vẫn vui vẻ và
cởi mở. Thầy tṛ được dịp biết nhau nhiều hơn. Thầy HT xuất
gia từ năm 1981 lúc đang học ở bên Mỹ, theo sư phụ qua Đài Loan
học tập. H́nh như đến năm 2004, Thầy mới đến Little Saigon mở
các lớp dạy Thiền và TaiChi Tổng Hợp tức Càn Khôn Thập Linh.
Thầy cho biết đă học CKTL từ một vị thầy thuộc môn phái Hoa Sơn,
nhưng hổng phải gịng dơi Nhạc Bất Quần nha! :-)) Ngày ấy Thầy
HT không tin lắm về hiệu quả của CKTL, nhưng sau nhiều lần thử
thách trên người Thầy, chính bản thân và chỉ người khác tập theo, Thầy
mới tin và phổ biến cho đại chúng.
Những lúc nghỉ ngơi chờ học viên lấy lại nhịp thở b́nh thường,
Thầy HT tâm sự cho biết là thế giới ngày nay có những điều ưu
tiên cần giải quyết như làm sao cho bộ óc bên trái và bên phải
của chúng ta có thể hỗ trợ cho nhau, phần lư trí (IQ) và t́nh
cảm (EQ). Chứ nếu chỉ có phần lư trí không th́ sự thành công
của chúng ta sẽ bị phá hoại, hoặc không chấp thuận của người
khác. Để sống c̣n trong một thế giới nhiều "stress" như hiện
tại, nơi mà số người mang những bệnh liên quan đến "stress" cả
70, 80% th́ con người chúng ta cần phải biết cách giải tỏa những
áp lực trong đời sống (qua thư giăn). Thầy cũng gợi ư cho mọi
người để cùng ư thức, hầu tránh bị đối đầu với những ǵ làm cho
ḿnh đánh mất sự nhận thức con người của chính ḿnh, cũng như
làm cho chúng ta không thư giăn được, ví dụ như xem TV và video
liên tục không ngơi nghỉ.
Tức cười nhất là khi Thầy HT nói về sở làm của chúng ta, Thầy hỏi
bà con ai biết nơi nào bà con có thể thực hành "thư giăn" dễ
nhất. Ai nấy đều lúng túng v́ không biết nên tập thư giăn ở chỗ nào.
Ông Thầy cười nói, đó chính là nhà cầu, bà con phá ra cười!
:-)) Về điểm này, tôi cũng có kinh nghiệm giống Thầy HT là nếu
muốn đi đại tiện cho nhanh, chúng ta không nên rặn, mà chỉ cần
ngồi thẳng lưng, tập trung tinh thần và thư giăn toàn thân,
những ǵ trong bụng chúng ta cần tháo bỏ sẽ đi ra thật nhanh.
Chúng ta sẽ hoàn tất việc xử dụng nhà cầu chỉ trong ṿng 2 đến 3
phút. Rồi đến chuyện thư giăn ở nhà, Thầy HT cũng chia sẻ là
thời gian đi tắm, đứng dưới ṿi sen, nhắm mắt từ 30 đến 60 giây
cũng là lúc thư giăn dễ nhất trong ngày. Hoặc đứng trong bếp
nấu nướng, sau khi nêm nếm, thời gian đứng chờ món ăn chín,
chúng ta có thể nhắm mắt và thư giăn 30 - 60 giây dễ dàng. Chớ
có bỏ đi nằm nghỉ, hoặc xem video trong lúc chờ đồ ăn chín nghe
các bạn, v́ món ăn có thể khét như không, lạng quạng cháy nồi là
khác! :-)))
Khi tập Thư Giăn, Thầy HT nhấn mạnh là mọi cơ phận trong người
cần được hướng dẫn cho nghỉ ngơi hoàn toàn và bất động. Bộ phận
đó sẽ có cảm giác hơi nằng nặng. Người thực hành cần quán tưởng
là mọi bệnh tật, tế bào hư hoại cũng sẽ chết theo trong thời
gian này, và tế bào mới sẽ sản sinh khi chúng ta ra khỏi phần
thư giăn. Theo kinh nghiệm của người viết, sự diệu dụng của
phường pháp thư giăn "giả chết," hoặc ngồi Thiền sẽ lên mức tối
đa nếu chúng ta thực hành trong khoảng 11pm đến 1am, v́ đây là
giờ chuyển tiếp từ ÂM qua DƯƠNG của Trời Đất.
Lần tập Thiền cuối ngày cũng giống như trước, và Thầy căn dặn
các học viên phải thực hành việc Xả Thiền cho từ tốn, nhẹ nhàng
từ Đỉnh Đầu xuống tận Bàn Chân. Không được đứng dậy hấp tấp bỏ
đi, hoặc chỉ làm qua loa việc Xả Thiền. Lư do là trong lúc hành
Thiền, cơ thể chúng ta hoàn toàn ngơi nghỉ giống như một chiếc
xe buổi sáng sớm lạnh lẽo, đang nằm bất động, chúng ta rồ máy,
sang số, và đạp hết ga chạy lên 100 miles/giờ. Cơ thể chúng ta
cũng vậy, không thể nào chấp thuận được việc này, vậy chúng ta
cần nương nó, dịu dàng với nó, để giúp nó được ấm áp, điều ḥa,
trước khi bắt nó làm việc b́nh thường. C̣n không cơ thể chúng
ta sẽ bị hư hoại, có thể đưa đến chuyện "tẩu hỏa nhập ma."
|
 |
Ngày 4
-
Mấy hôm trước, cô hàng xóm của tôi chỉ ngồi xem chương tŕnh các
khóa học CKTL và quan sát so sánh dùm tôi đă thực hành đúng hay
sai. Nhưng hôm nay, có lẽ thấy tôi tập bết quá, vẽ chú cọp
không xong mà lại thành chú cẩu, nên nàng hăng hái tham gia "...
Hôm nay em cũng tập nữa, anh nhớ chỉ cho em và kiểm soát cho em."
Chuyện ǵ tôi c̣n làm biếng, chuyện dậy thể dục là nghề của
chàng từ ngày ở Việt Nam, đă thấm sâu vào máu, qua đây chưa chịu
bỏ! :-)))
Lúc cầm cuốn DVD, tôi lại có ư nghĩ là Thầy HT chỉ dạy có một
thế mới trong ngày hôm nay thôi, và có lẽ sẽ tiếp tục như thế
cho đến lúc chấm dứt. Không ngờ lâu lâu làm thầy bói rùa lại
trúng nữa mới chết chứ!
Trước khi bắt đầu lớp học, Thầy HT thường tâm sự đôi điều với
học viên. Hôm nay, Thầy cho biết là sau thời gian tu học bên
Đài Loan về lại Mỹ, Thầy có đi một ṿng thăm viếng nhiều chùa,
đàm đạo cùng nhiều vị tăng sư, cũng như tiếp xúc với tín hữu,
cộng đồng người Việt Nam, th́ nhận thấy rằng (Thầy xin lỗi trước
với các bác học viên là chỉ nói điều Thầy nh́n thấy chứ không có
ư chê bai ai):
1 - Phần lớn những người Việt Nam tu theo Phật giáo chỉ chú
trọng đến kinh sách, lư thuyết, chứ không đi nhiều vào thực hành;
2 - Chú trọng quá nhiều vào nghi lễ, cúng bái, h́nh thức bề
ngoài;
3 - Các tín hữu đặt quá nhiều kỳ vọng vào tu sĩ, chạy theo các
tu sĩ, quá tùy thuộc vào ban trị sự trong chùa.
Đă bao nhiêu thế kỷ trôi qua, nhưng có vẻ như là cách tu của các
tu sĩ vẫn dậm chân tại chỗ, không đưa ra một cái ǵ mới hợp với
trào lưu hiện tại của thế kỷ 21, cần ḥa nhập vào xă hội, dấn
thân, và giúp người nhiều hơn.
Không biết các bạn và các học viên nghĩ sao về lời tâm sự của
Thầy HT, riêng đối với tôi, Thầy đă làm tôi giật ḿnh, vi không
ngờ đă có một tu sĩ thẳng thắn nh́n nhận hiện trạng của Phật
giáo Việt Nam.
Bắt đầu phần thực tập, Thầy ôn lại những bài học trong các ngày
qua như Thả Lỏng các khớp xương, bốn thế CKTL đă học như Con Cóc,
Con Trâu, Con Hạc, Con Rồng, mỗi con như vậy Thầy cho tập từ 10
đến 20 lần, tùy theo nặng nhẹ. Chỉ mới tập sơ sơ như vậy mà mồ
hôi tôi và cô hàng xóm đă rịn khắp người. Nhờ phải xem cẩn thận
để chỉ cho cô hàng xóm, tôi lại thấy những điểm sai của ḿnh,
cũng như học được sự khó khăn nơi người khác trong việc thực
hành.
Hôm nay Thầy HT chỉ thêm một thế mới, đó là thế con PHƯỢNG HOÀNG.
PHƯỢNG HOÀNG: Hôm trước chúng ta có viết sơ về thế Con Rồng -
Con Rồng đă chặt chém núi non bao bọc chung quanh để phóng ḿnh
lên bầu trời. Con Rồng là trạng thái Cực Dương, nói lên tâm
trạng con người đă thành công rực rỡ trong đời, nhưng nay mới
phá được Ngọn Núi Bản Ngă mà bay ra. C̣n con Phượng Hoàng tượng
trưng cho t́nh trạng Cực Âm đối chiếu với Con Rồng là Cực Dương
trên hành tŕnh tiến hóa của tám con linh vật. Con Phượng Hoàng này
thu hút tất cả những năng lực phát ra từ Con Rồng, cùng lúc hấp
thụ linh khí của Trời Đất, nên tư thế tập rất là ẻo lả, nhẹ
nhàng, tṛn đầy so với bảy con khác. Con Phượng Hoàng này c̣n
tượng trưng cho tinh thần học hỏi nơi người trên, và sự chia sẻ
với người chung quanh.
Sau khi dợt đầy đủ thế mới - con Phượng Hoàng, Thầy HT lại tà tà
cho bà con tập tiếp các thế Yoga. Bạn nào c̣n trẻ, người dịu
mềm, hay thường xuyên tập các thế bẻ người (stretching) th́ c̣n
khá, chứ b́nh thường như tôi đúng là thảm sầu, v́ các khớp xương
ḿnh đă cứng nhiều. Mỗi lần uốn người, cuối gập người, dang hai
chân thật xa, v.v…, cô hàng xóm tôi cười quá. Nàng bảo "Trời ơi!
Mấy cái này dễ ợt mà sao anh làm hổng được dzậy?...” làm tôi quê
quá! Nhưng hổng sao, v́ từ từ chờ vài tháng rồi xem, mới có mấy
ngày làm sao mà nhuyễn được cơ chứ?!
Sau khi tập Yoga, Thầy HT nhắc nhở mọi người là cần uống nước
thêm sau phần tập Yoga, v́ sợ bị t́nh trạng mất nước do chuyện
đổ mồ hôi. Hôm nay buổi ngồi Thiền cuối giờ kéo dài một cách
nhẹ nhàng đến 10 phút, thay v́ chỉ có 5 phút như mấy ngày đầu.
Thầy HT hướng dẫn các học viên tiến bước trong sự vui vẻ và sung
sướng, chứ không g̣ ép. Thầy nói biết đâu đến cuối khóa mọi
người sẽ Thiền một cách dễ dàng đến cả giờ, mà không bị đau nhức
chân chi cả. Thầy nhấn mạnh là mọi người cần nhắm đến phẩm chất
của những giây phút Thiền - trụ tâm ư, bất động và nhận thức rơ
ḿnh đang làm ǵ. Có thể chỉ có 10 phút nhưng có ích lợi c̣n
hơn là ngồi cả giờ mà đầu óc suy nghĩ mông lung.
Chú ư, chú ư: Các bài viết về CKTL từ hôm ngày 1 đến nay, và sẽ
tiếp tục đến ngày 10, đều là do tôi viết và chịu trách nhiệm.
Có thể sẽ thiếu sót rất nhiều, nhưng đó là những ǵ tôi nhớ được
và cố gắng ghi lại chia sẻ cùng mọi người. Các bạn xem DVD có
thể không giống thế này, hy vọng các bạn bỏ qua, xem chuyện đó
cũng là b́nh thường, v́ "tam sao thất bổn" mà lị, nhưng đại ư
vẫn là một. |
 |
Ngày 5
-
Có lẽ thấy các học viên đă quen thuộc với phần tập Thả Lỏng các
khớp xương, Thầy HT đề nghị là từ đây phần này các học viên sẽ
tự làm trước khi lớp học bắt đầu để có nhiều thời giờ hơn mà học
những thứ khác, cũng như để ôn lại các thế tập cho thật chính
xác.
Hôm nay Thầy HT giới thiệu một thế tập mới - thế CON CỌP. Có lẽ
đây là một thế tập khó nhất và mệt nhất trong 8 con linh vật.
Với thế tập này, phần lưng của người tập sẽ được xử dụng và giăn
đến tối đa. Đây là đặc tính của Chú Cọp là xử dụng phần lưng,
dùng nguyên cả tay và lưng để quật vào đối thủ, đập qua rồi đập
lại thật mạnh. Thế Con Cọp tượng trưng một người trở lại với
căn nhà xưa, sau khi đă ra ngoài tung hoành bốn phương.
Tôi đứng quan sát thật lâu, và khi tập lại vẫn c̣n trật. Hèn
chi Thầy HT khuyến khích bà con nên ghé qua các trung tâm mà tập
chung với người khác, cùng lúc nhờ những người đi trước kiểm
soát lại dùm.
Trong lúc tập, nghỉ ngơi, những câu chuyện và lời tâm sự của
Thầy HT rất là lư thú. Ví dụ như:
- Thầy nói theo quan niệm của người Việt Nam, những tu sĩ thường
chuộng sự gầy ốm, mỏng manh không chú trọng mấy về sức
khoẻ. Trong khi đó ở bên Trung Hoa người ta lại đặt nặng sự
KIỆN và KHANG nơi người tu hành. Họ quan niệm người tu hành cần
phải KHOẺ (FIT), và DẺO DAI (ENDURANCE). Lư do là con đường tu
hành th́ dài, nhiều chông gai, đ̣i hỏi người tu sĩ phải bền
sức mới có thể đi đến cuối. Ngoài ra, nếu người tu sĩ yếu ớt,
đau bệnh rề rề th́ ai mà dám theo học những ǵ người tu sĩ hướng
dẫn, lỡ tập theo rồi bệnh giống nhu vậy rồi sao ?!
- Phần lớn người đời v́ không hiểu nên tách rời hai phần TÂM
LINH và THỂ CHẤT, chứ thật ra hai phần đó luôn luôn phải đi đôi
với nhau. Nhờ Thể Chất để huấn luyện Tâm Linh, qua Tâm Linh để
định hướng cho Thể Chất phát triển. C̣n tối ngày chỉ học kinh,
lư thuyết, công án, cuối cùng sẽ chẳng khác nào người đi trước
giao cho người đi sau một bọc sách bảo cầm lấy mà học.
Trong phần tập Yoga, Thầy HT giới thiệu một thế mới SUN
SALUTATION. Đây không có nghĩa là Chào Mặt Trời, mà là Chào Sự
Bừng Dậy của các LUÂN XA trong thân thể. Nếu các bạn có dịp đọc
qua sách "Suối Nguồn Tươi Trẻ", thế Sun Salutation gần như là sự
tập hợp của năm thế tập trong sách này. Nếu là mười lăm năm về
trước, tôi có thể làm theo dễ dàng, nhưng bây giờ th́ chịu.
Nhưng Thầy HT luôn khuyến khích các bác lớn tuổi là không nên cố
quá sức, chỉ tập vừa sức là đủ, dần dần sẽ khá hơn. Không ai
mới vào mà làm như người đă tập lâu năm bao giờ, nên không có
chi mà mắc cở. Ngày ấy tôi tập các thế trong Suối Nguồn Tươi
Trẻ, nhưng lại không hiểu cách áp dụng. Nay Thầy HT giải thích
tường tận, cho biết nhờ sự chuyển động các luân xa trong người,
chúng ta mới có lực mà khai thông kinh mạch, khai mở năng
khiếu. Chứ từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết sài, các luân xa
không sử dụng đến, năng lực càng ngày càng giảm th́ lấy đâu mà
tính đến chuyện khai thông hay khai mở.
Đến khi ngồi Thiền, Thầy lại kéo dài thêm một chút nữa là 11
phút, thay v́ 10. Ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái,
không c̣n thấy đau chân như mấy hôm đầu.
Thầy chia sẻ với mọi người là do đâu Thầy có thể làm việc một
ngày cả mười mấy tiếng không mệt. Đôi khi Thầy phải đi giảng,
hướng dẫn các lớp CTTL, v.v… từ 5am đến 10pm mà vẫn tỉnh bơ,
trong khi đó các cộng sự viên đi theo Thầy bơ phờ buồn ngủ, ngáp
lên ngáp xuống, cứ chỉ đồng hồ mong sao cho Thầy bế mạc để c̣n
về nghỉ. Đó là nhờ Thầy đă áp dụng phương pháp thư giăn GIẢ
CHẾT. Mỗi khi có "break," Thầy vào pḥng riêng nằm giả chết, dù
chỉ vài phút hay 5, 10 phút cũng có tác dụng như một giấc ngủ
ngon cả giờ, hay vài giờ rồi. Đó là Bí Mật mà Thầy HT "bật mí"
cho bà con biết. |
 |
Ngày 6
-
Nhờ mọi người tự thực hành lấy phần Thả Lỏng các khớp xương,
Thầy HT tranh thủ mà giảng tiếp về sự diệu dụng của môn CKTL,
cũng như con đường tu học.
- Mục đích của việc tập CKTL và tập Thiền là gia tăng sự nhận
thức (self awareness). Khi tập thể dục, Thiền, hay làm bất cứ
chuyện ǵ, chúng ta cũng cần chú ư vào việc làm đó. Chứ đừng có
vừa tập lại vừa nghĩ đến chuyện lát nữa đi tiệm nào ăn, sinh
nhật con mua quà ǵ cho nó, v.v… V́ nếu làm mà không có sự ư
thức trong đó, việc làm của chúng ta đă trở thành một cử động
trong vô thức mất rồi.
- Việc phát triển ư thức, nhận thức của ḿnh không ngừng ở trong
sự cử động của chân tay, hay ư nghĩ, mà c̣n lan qua đến việc
hành xử trong xă hội. Con người chúng ta cần phải ư thức và
chịu trách nhiệm lấy chuyện ḿnh làm. Lâu nay, người Phật tử
Việt Nam thường chỉ biết leo lên xe ngồi, mặc cho người tài xế,
vị tu sĩ cầm lái chạy đi đâu th́ chạy, mà thường là chẳng biết
họ chạy đi đâu, có xuống hố th́ cũng hỡi ơi! T́nh trạng này cho
thấy là khi chúng ta quá tin tưởng và dựa vào một ông thầy, nếu
ông thầy đến một lúc thích một cô nào đó là kể như cái chùa đó
lộn xộn như rắn mất đầu. Thời buổi này, nếu chúng ta không có ư
thức rơ ràng, sáng suốt th́ cũng rất dễ bị lôi kéo vào chốn thị
phi bởi những người nói hay, nói nhiều trong các hội đoàn, nhóm,
v.v…
- Con người ḿnh dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh v́ không biết và
không được chỉ dạy về sự ư thức, nhận thức (awareness). Nói cho
đúng ra người đi trước không được dạy, nên cứ tiếp tục măi con
đường đó, không chịu học hỏi và nghiên cứu để đi cao hơn.
- Với sự phát triển của thông tin, giáo dục, con người chúng ta
cần phải tự lo cho chính ḿnh, v́ chuyện tiến bộ cho sức khỏe,
hay tâm linh là chuyện của chính bản thân ḿnh, và ḿnh phải tự
lo lấy. Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu phương pháp để
tu tập, chúng ta hăy đọc, t́m hiểu, chọn lấy một pháp môn thích
hợp với cơ thể và hợp ư muốn tiến hóa của ḿnh, và nắm lấy nó mà
thực hành.
Thầy HT cười và dặn các học viên là "Tu theo Thầy, chớ đừng theo
Thầy." Thầy HT chơi chữ chỗ này và nhắn nhủ mọi người là lo tu
theo phương pháp của các vị thầy chỉ dẫn, nhưng chớ có bám theo
đuôi mà tôn sùng, quỳ luỵ các ông thầy. Ông thầy chẳng tu cho
ḿnh được, và ḿnh cũng chẳng giúp ông thầy khỏe hơn, hay giỏi
hơn. Sự bám theo đuôi và tôn sùng các vị thầy chỉ làm cho người
thầy trở nên hư hơn th́ có, cao ngạo hơn, cùng lúc làm cho chúng
ta mang một mặc cảm thua kém.
Thầy HT nhắc nhở các học viên là mặc dù đă thuộc các thế đă học,
nhưng mỗi khi tập ḿnh phải ư thức từng cử động của ḿnh, hiểu
rơ tại sao ḿnh tập như vậy, và có lợi ích chi cho ḿnh. Sau
khi tập qua các thế đă học như Con Cóc, Con Trâu, Con Hạc, Con
Rồng, Con Phượng Hoàng, Con Cọp, Thầy HT giới thiệu một thế mới
- đó là thế Con Bướm.
CON BƯỚM tượng trưng cho một sự nhẹ nhàng, tự tại. Nói khác đi
là một con người đă đắc đạo, ung dung trong Trời Đất, ban rải sự
sống qua hành vi kết hợp các nhuỵ hoa đực và cái với nhau, đem
lại sự vui tươi, sinh động trong thiên nhiên. Con Bướm thấy di
chuyển nhẹ nhàng, khoan thai như vậy, nhưng muốn nắm bắt lấy nó
với bàn tay chúng ta không phải chuyện dễ. Ư nghĩa của tư thế
Con Bướm là phơi bày ra những điểm xấu của ḿnh, để rồi ăn năn,
sám hối, sửa đổi để phát triển lên một tầng cao hơn, rồi lại
tiếp tục đưa ra điểm xấu mới t́m ra ở tầng mới, rồi lại ăn năn,
sám hối, sửa chữa, tiến lên và cứ tiếp tục măi như vậy. Tập thư
thế Con Bướm sẽ giúp cho phần nách và cánh tay chúng tay thêm
sức mạnh và sự dẻo dai.
Trong lúc nghỉ ngơi, uống nước, các học viên xúm nhau lại chất
vấn Thầy HT về sinh hoạt hàng ngày, một sự ṭ ṃ xem coi đời
sống của Thầy ra sao.
- Thầy cho biết là một ngày chỉ ăn một lần, dĩ nhiên là ăn chay.
- Thầy cho biết việc ăn chay, hay ăn một lần cũng không khó lắm
cho Thầy bằng việc bỏ thói quen uống các món lạnh mà Thầy đă
quen từ nhỏ, từ trong gia đ́nh, cũng như chung quanh. Thầy cho
biết là khi nhận biết cơ thể ḿnh phải tốn hao năng lực gấp hai,
gấp ba để hấp thụ các món ăn uống lạnh trong lúc cơ thể đang
nóng, Thầy đă từ bỏ việc uống lạnh. Ngay cả uống các nước trái
cây xay và để trong tủ lạnh cho lâu hư, Thầy cũng chờ cho bớt
lạnh thật nhiều rồi mới uống. Thầy hỏi chúng ta nghĩ sao khi
một cái ly đang đựng nước nóng, chúng ta đổ đi và cho nước lạnh
vào. Thường là cái ly bị nứt. Cơ thể chúng ta cũng vậy, việc
làm này khiến cơ thể chúng ta mau già hơn.
- Nhiều người than là ăn chay khó quá, một tháng ăn hai ba ngày
cũng mệt. Thầy HT cười và chỉ bà con bí quyết ăn chay 1/3 cuộc
đời của ḿnh, giả dụ là chúng ta ăn ngày ba bữa. Thầy nói bắt
đầu từ bây giờ các bác chỉ cần ăn một ít CEREAL với SỮA ĐẬU NÀNH
cho bữa ăn sáng th́ có phải là chúng ta ĂN CHAY một phần ba cuộc
đời chúng ta rồi không. Ai nấy đều phá ra cười - v́ không ngờ
dễ quá!
- Bà con lại hỏi Thầy nghĩ sao về các món đồ chay đóng hộp.
Thầy cho biết là cách đây 8 năm, Thầy được vợ chồng người bạn
báo cho biết là các hăng làm đồ chay đóng hộp bên Đài Loan và
Hồng Kông đă dùng nước cốt của cá, thịt heo, thịt ḅ, thịt vịt
để mà nêm các món đồ chay hầu có mùi cho thật giống. Ngày ấy
Thầy cũng có ư muốn đưa việc này ra để báo động cho bà con cùng
biết, nhưng lấy đâu ra người vào được trong các cơ xưởng đó mà
chụp h́nh, lấy được tài liệu rơ ràng, nên cũng phải bỏ qua.
Thầy khuyên mọi người nên cố gắng tự ḿnh nấu lấy ăn vẫn tốt
hơn, nhất là ăn nhiều rau đậu và trái cây.
Thầy cũng cho biết có thể sau lớp Dưỡng Sinh và Tập Thiền căn
bản Thầy sẽ không dạy các lớp căn bản nữa mà sẽ lo phát triển,
huấn luyện các lớp cao hơn nhằm đào tạo các huấn luyện viên, phụ
tá giảng dạy. Sau này, những lớp căn bản sẽ được hướng dẫn bởi
những huấn luyện viên hay phụ tá này.
|
 |
Ngày 7
-
Cũng như mấy hôm trước, Thầy HT vừa chỉ dẫn thế mới là thế Con
Rùa, vừa giải thích ư nghĩa của nó trong diễn tŕnh tập luyện
cũng như trong đời sống tu tập, sự liên hệ của nó với các luân
xa trong người, và quá tŕnh tiến hóa của con người.
- CON CÓC làm khởi động Luân Xa số 1 trong cơ thể con người.
- CON TRÂU sẽ dựa vào năng lực của Con Cóc hợp với năng lực của
chính nó để đưa luồng chân khí tiến lên Luân Xa số 2.
- CON HẠC nhờ vào lực của Luân Xa 1 và 2, hợp với chính nó mà
tiến lên Luân Xa 3, nằm nơi cao điểm của phần Trung Thừa, cuối
bộ xương sườn.
Luân Xa 1 tượng trưng cho bản năng SINH TỒN của con người.
Luân Xa 2 tượng trưng cho bản năng THỦ ĐẮC của con người muốn
nắm lấy trong tay, như thích ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng,
xe mới, tính tham dâm, muốn có nhiều tiền, v.v…
Luân Xa 3 tượng trưng cho BẢN NGĂ của con người sau khi đă vượt
qua được Luân Xa 1 và 2, đó là TÍNH HÁO DANH, thích người ta
Khen Ḿnh, Nói Về Ḿnh, hoặc TỰ M̀NH NÓI VỀ M̀NH (tôi thế này,
tôi thế kia, hay đề cao người trong gia đ́nh ḿnh chẳng hạn).
Sự phát triển các Luân Xa nơi con người phù hợp với sự tiến hóa
nơi xă hội, và b́nh thường con người bị kẹt ở trong ba cái Luân
Xa 1, 2, và 3 mà không hay. Tối ngày cứ xà quần trong đó, T̀NH
THƯƠNG KHÔNG GIẢI BÀY được, không vượt qua được Luân Xa 3 nên
khiến sinh ra Ḷng Đố Kỵ, Sự Tức Giận, Sự Ghen Ghét, và đi
đến việc đặt ra những cấm đoán áp đặt lên nhau.
Để có thể vượt qua những ràng buộc này, chúng ta phải nhờ vào
CON RỒNG phá bỏ mọi chướng ngại vật (phá núi mà bay lên) mới có
thể đem năng lực từ Luân Xa 3 nhảy vọt qua Luân Xa 4 (nơi Tâm
Oa). Từ Luân Xa 3 qua Luân Xa 4 đ̣i hỏi một cố gắng vượt bực qua
công phu tu tập, chứ không tiến bước dễ dàng như từ Luân Xa 1
qua Luân Xa 2, hay từ Luân Xa 2 qua Luân Xa 3. Điều này cũng
giống như trong xă hội, việc phát triển T́nh Thương và Ḷng Từ
Bi đ̣i hỏi con người phải hy sinh thật nhiều.
Từ Luân Xa 4, nhờ vào sức mạnh của CON CỌP tập trung nơi LƯNG
đưa mọi năng lực từ Luân Xa 1, 2, 3, và 4 đi thẳng đến Luân Xa 5
nơi CỔ.
Phần CON RÙA có thể xem như là phần khó nhất v́ nó sẽ giúp cho
chúng ta gom hết năng lực từ các Luân Xa trước xung phá đi thẳng
lên ĐỈNH ĐẦU, tức là đi xuyên qua Luân Xa 6, 7, và 8. Nhưng
không phải xuyên qua mà đi luôn ra ngoài, CON RÙA sau khi đưa
năng lực trong người thông qua các Luân Xa tiến ra ngoài HẤP THỤ
LINH KHÍ của Trời Đất xong rồi lại đưa trở về nhằm BỒI DƯỠNG cho
Cơ Thể và PHÁT TRIỂN Tâm Linh.
Khi được hỏi là nên tập thế nào khi ở nhà, Thầy HT cho biết là
ḿnh cảm thấy thích thế nào th́ tập thế đó, và nên tập từ 40 đến
50 lần cho một thế. Mỗi tuần khi có dịp tập chung với bạn bè,
hay đến các trung tâm, th́ nên tập toàn bộ các thế. Thầy cho
biết là đối với một người đă tập quen, tập toàn bộ sẽ mất khoảng
45 phút.
|
 |
Ngày 8
-
Hôm nay đặc biệt hơn mọi hôm là có một học viên, khoảng hơn 50
và to lớn, chịu chia sẻ thành quả anh đă gặt hái được
sau hơn 4 tuần thực hành môn CKTL. Các bạn nên nhớ là chương
tŕnh chỉ dẫn CKTL chỉ họp mỗi tuần hai ngày mà thôi.
Anh cho biết:
- Mặc dù lâu lâu vẫn rụng tóc, nhưng anh nhận thấy là tóc mới
rụng không mỏng và nhẹ, mà có vẻ dầy hơn, chắc hơn, như ngày c̣n
trẻ.
- Một điều lạ xảy ra cho anh là không c̣n thèm ăn như trước
nữa. Anh cho biết là anh ăn nhiều lắm, đôi khi thèm món ǵ th́
trong đầu cứ nghĩ măi về món ăn đó, đầu óc cứ quay cuồng t́m
kiếm nhà hàng nào ăn cho ngon, cho đă. Lúc trước mỗi khi anh
thèm đồ biển, là anh cảm thấy thèm thuồng từ sáng cho đến chiều,
chờ đến 5 giờ nhà hàng buffet mở cửa là anh vào ăn cho đă đời,
và thường chỉ đi ra khi nhà hàng đóng cửa. Cho nên nhà hàng
nh́n thấy anh là rầu lắm! Bây gị th́ anh ăn vẫn thấy ngon,
nhưng không c̣n t́nh trạng thèm muốn quay quắt như lúc trước.
Ngoài ra, anh nhận thấy là sức ăn của anh c̣n nhiều hơn trước,
nhưng gương mặt lại gầy hơn.
Thầy HT giải thích:
- Sau mấy tuần tập CKTL đều đặn, sức khỏe anh đă gia tăng nên
anh mới có thể ăn nhiều hơn. Khi tập CKTL và Yoga, người tập
thường là ăn nhiều hơn v́ cơ thể vận dụng nhiều hơn.
- Sự thèm ăn không c̣n nữa cho biết là anh đă vượt qua được luân
xa 3, nên không bị t́nh trạng thèm ăn lấn áp trong tư tưởng
nữa. Trong tương lai anh sẽ c̣n tiến xa hơn, nếu tiếp tục thực
hành.
Con người ta thường nghĩ là có thể dùng ư nghĩ, tư tưởng để bắt,
hướng dẫn con người ḿnh bỏ bớt sự tham lam, động loạn, tham
dục, nhưng kết quả rất khó mà đạt được. Hoặc bỏ được một thời
gian, rồi lại tái phạm. Thật ra bằng sự huấn luyện thể xác,
chúng ta có thể dễ dàng dẹp bỏ cái tính tham của ḿnh. Nói ra
th́ ít ai tin, nhưng có đi vào thực hành th́ mới hiểu được.
Thầy HT cho biết là có rất nhiều người chia sẻ những thành quả
tốt đă gặt hái được với Thầy nhưng Thầy muốn để những người đó
tự tŕnh bày, chứ không muốn nói dùm cho họ.
Hôm nay Thầy HT nhắc lại toàn bộ các thế đă học và sự liên hệ
với các luân xa. Thầy cho biết là sự khai mở các luân xa không
cũng chưa đủ, v́ cần có sự phát triển các vùng liên hệ quanh
đó. V́ vậy:
- Con Phượng Hoàng mặc dù không khai mở luân xa chi, nhưng nó
phối hợp năng lực của Con Rồng phát khởi từ Luân Xa 4 với Linh
Khí trong Trời Đất mà khai thông vùng ngực của chúng ta.
- Cũng giống như vậy, Con Bướm phát triển chân khí nơi Luân Xa
5, từ cổ, bành trướng ra hai vai, nách, và hai cánh tay.
Điều này cũng dễ hiểu, giống như nuôi một cái cây từ tiệm về,
muốn cho nó phát triển hơn chúng ta phải đem nó qua chậu lớn
hơn, cho thêm đất, phân bón, v.v… Như khi chúng ta mua căn nhà
để đầu tư, để ở, chúng ta đâu phải chỉ mua để đó mà không chăm
sóc. Chúng ta cần phải làm biết bao nhiêu chuyện thêm vào nếu
muốn căn nhà trở nên có giá trị hơn, hay phù hợp với sở thích
chúng ta như trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây, làm hàng rào,
và nào là mua bàn ghế, giường tủ, màn, v.v… sao cho hợp với màu
thảm. Biết bao nhiêu là chuyện phải kết hợp với nhau, phải
không các bạn?!
Thầy cũng chia sẻ thêm là học viên phái nữ cũng tiến bộ, đôi khi
c̣n hơn phái nam là khác. Nhưng không hiểu sao trong quá
khứ, phái nữ không được truyền thụ công bằng như phái nam.
Có lẽ là do những ràng buộc về lễ nghĩa, sự tŕnh bày không được
trong sáng và khoa học như bây giờ chăng? Mà cũng có thể
là sự kỳ thị của xă hội đối với phái nữ, trọng phái nam hơn. Mấy
bà mấy cô nghe Thầy HT nói thế này, hẳn là chịu lắm, hết c̣n bị
phe mấy ông chèn ép! :-) |
 |
Ngày 9
-
Những ngày về sau, ngoài việc ôn tập các thế CKTL cho các hội
viên được thuần thục, trả lời các câu hỏi, Thầy HT c̣n dẫn giải
cho mọi người được thấu hiểu và thông suốt về những lợi ích do
CKTL mang đến. Sau đây chỉ là tóm tắt những ǵ tôi c̣n nhớ
được, muốn cho rơ ràng hơn các bạn phải học hỏi trực tiếp với
Thầy HT, hoặc tệ lắm phải tự xem các DVD "Thuật Dưỡng Sinh và
Căn Bản Tu Thiền." Các bạn chớ có nên quá tin vào cái trí nhớ
c̣m cơi của tôi nha! :-)))
- Nói về cách THỞ trong lúc tập CKTL, Thầy HT cho biết là chỉ
thở bằng mũi, không dùng miệng dù là thở ra. Khi hít vào nghĩ
là hơi thở ḿnh đi thẳng đến rún và sau đó là thở ra. Sức ḿnh
bao nhiêu th́ hít mạnh bấy nhiêu, không nên cố gắng quá mà đâm
ra có hại cho sức khỏe.
- Thầy HT cũng đề cập đến ư niệm khác biệt về những Luân Xa và
kinh mạch của Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng qua sự thực hành, người
ta mới nhận thấy là không khác ǵ nhau. Kết quả của sự thực
hành đă chứng minh rơ ràng về sự diệu dụng của các luân xa.
Không thực hành th́ căi nhau suốt đời cũng không đi đến đâu.
- Thầy HT đề cập đến việc TU HỌC, người ta thường ví những
người TẬP THIỀN như đang đốt một cái xửng đựng đầy nước. Công
phu đầy đủ th́ nước sẽ bốc hơi lên trên và khai thông các luân
xa trong người. Câu nói "TINH hóa KHÍ, KHÍ hóa THẦN, THẦN nhập
HƯ" đề cập đến diễn tŕnh tiến hóa của người TU HỌC.
- Việc ngồi THIỀN được xem như là sự đun nấu cái xửng và TINH
chính là nước. Nhưng nhiều người lại hiểu lầm rằng TINH mang
đến là do các thức ăn uống đem vào người. Thật sự không đúng
hẳn như vậy! Do sự tập luyện thể dục, thể thao, các thức ăn
uống được tiêu hóa tốt đẹp mới sinh ra TINH.
- Nhiều người tập thể dục thể thao ngon lành, nhưng không tập
Thiền, được ví như t́nh trạng Có NƯỚC mà Không Có LỬA. Nên dù
có sức khỏe về thể chất, nhưng phần tinh thần lại không được
phát triển.
- Người Tập Thiền mà ăn uống thiếu thốn, không tập Thể Dục Thể
Thao, được xem như là t́nh trạng Có LỬA mà lại Không Có NƯỚC.
Đây là chuyện thường hay xảy ra cho nhiều người TU HỌC mà không
để ư. V́ cứ măi Tập Thiền, giống như nung nấu hoài trong người,
nên lâu dần tính t́nh đâm ra nóng nảy, khó khăn với ḿnh và khó
tính với người chung quanh. Đâm ra thành người KHÓ THƯƠNG thay
v́ DỄ THƯƠNG, khiến không ai muốn tiếp cận!
|
 |
Ngày 10
-
Hôm nay là ngày cuối trong khóa học "CKTL hay Thuật Dưỡng Sinh
và Căn Bản Tu Thiền." Tôi nhận thấy các học viên tập các thế
trong CKTL nhuần nhuyễn lắm rồi, và khá đều đặn với nhau.
- Thầy HT tâm sự với mọi người là có nhiều người nghe nói về
CKTL có đến xem và tập thử trong 1, 2 ngày rồi bỏ - nói với Thầy
là sao khó quá! Thầy HT khuyên các bác nên cố gắng tập chừng 6
tháng, so sánh sức khỏe cùng tinh thần của ḿnh trước và sau rồi
hăy đi đến quyết định là tiếp tục hay không, cũng như phê b́nh
phương pháp thể dục này. V́ muốn tập cho thuần thục, dù chỉ có
10 thế, một người b́nh thường cũng phải mất từ 1 đến 2 tháng.
- Các bác thường hay đến xem cho biết ông thầy ra sao, so sánh
với các ông thầy trước của ḿnh, tập ba chớp ba nháng 1, 2 ngày
th́ làm sao có thể thấy được hiệu quả của CKTL.
- Ngoài ra, môn CKTL c̣n giúp ích cho người tập Thiền rất
nhiều. Qua diễn tŕnh tập CKTL, các thế Yoga, và cách thư giăn
khiến cho TÂM và THÂN trở nên HỢP NHẤT, tiếp theo là phương pháp
thư giăn "Giả Chết" giúp buông bỏ mọi sự lo âu, căng thẳng trên
người. Nếu nh́n những sự kiện trên qua cách nh́n của việc "đun
ḷ nước trong người = luyện đan" th́ người tập CKTL không những
có nhiều nước, mà c̣n là "nước sôi," sẵn sàng để bốc hơi một khi
được đun nóng do việc tập Thiền. Do đó ai tập Thiền theo phương
pháp nào cũng đều có thể tập CKTL, chỉ có ích mà không có hại
chi hết.
- Có người hỏi là nếu ở nhà bận quá, không thể tập hết một lần 8
thế, vậy nên tập các thế nào cho có nhiều lợi ích. Thầy HT cho
biết trong trường hợp quá bận th́ tập ba thế là CON CÓC, CON
RỒNG, và CON RÙA cũng tạm đầy đủ. Tập thế CON CÓC để phát khởi
luân xa 1 cho có hơi nóng cần thiết. Tập thế CON RỒNG để đem
được năng lực phát động từ thế Con Cóc đi qua luân xa 2, 3, và
nhảy vọt qua được luân xa 4. Tập thế CON RÙA là để đưa hết năng
lực đi qua hết những luân xa 5,6,7, 8 và cuối cùng ṿng trở lại
trong cơ thể, như là hoàn tất một chu kỳ.
- Thầy HT c̣n khuyên mọi người là chớ nên truy tầm phép lạ
(looking for miracle) nào hết trong việc chữa bệnh, v́ đó là sự
suy nghĩ của con người ở các thế kỷ xa xưa 12, 13. Con người
ngày nay ở thế kỷ 21 nên có một ư tưởng mới hơn, thức tế hơn với
sự tiến bộ của khoa học và y khoa như hiện tại. Thầy đề nghị là
chúng ta nên cố gắng áp dụng các phương pháp Thiền, thể dục,
cùng sự phụ lực của khoa học và máy móc để chúng ta có thể tự
ḿnh chữa lấy bệnh cho ḿnh - đó mới chính là "phép lạ" mà chúng
ta nên t́m kiếm.
- Lúc cuối buổi tập, Thầy HT có giới thiệu phương pháp Thiền rút
ra từ Kinh Hoa Nghiêm cho các học viên. Thầy cho hay phương
pháp này không hiểu sao người Mỹ cũng biết, không biết ai dạy
cho họ. Sau buổi tập, Thầy hỏi kết quả nơi từng học viên xem
cảm ứng mọi người ra sao. Thầy cho hay là không phải phương
pháp nào cũng tốt. Có khi hợp với người này th́ lại không thích
hợp với người khác. Do đó nếu ai muốn t́m hiểu nhiều hơn th́
xin gặp Thầy để thảo luận, hy vọng Thầy sẽ giới thiệu được một
phương pháp Thiền thích hợp.
|
Lời Bàn Thêm (từ người viết)
1- Xem bộ DVD khóa học Càn Khôn Thập Linh rất thích thú. Không
những tôi học được phương pháp một cách rơ ràng từng thế một,
được dợt đi dợt lại cho thuần thục, mà c̣n hiểu rơ ư nghĩa trong
đó qua sự giảng giải quá sức tận tâm của Thầy HT.
2- Lớp học h́nh như kéo dài hơn 10 buổi học dự trù. Có lẽ v́
thế mà hai thế CÀN và KHÔN không được chỉ dẫn. Tuy nhiên hai
thế này rất dễ tập, chỉ cần nh́n qua là có thể tập theo. Quan
trọng nhất vẫn là thế tập của tám (8) linh vật CÓC, TRÂU, HẠC,
RỒNG, PHƯỢNG HOÀNG, CỌP, BƯỚM, và RÙA.
3- Các bạn không nên sợ tập sai lúc ban đầu. Quan trọng nhất là
những cử động giúp cho cơ thể hoạt động. Cứ việc tập, trật cũng
được, sau đó nhờ tập chung và người khác xem hộ mà điều chỉnh
sau.
4- Sau khi xem qua toàn bộ DVD cho 10 ngày, tôi nhận thấy là
chúng ta có thể tự ḿnh tập được rồi. Những người ở xa các
trung tâm, không có phương tiện, cứ xem đi xem lại 10 DVD này là
cũng quá đủ rồi. Có duyên th́ thế nào cũng có dịp gặp gỡ Thầy
HT, hay những người cùng ư thích mà trao đổi thêm.
5- Nếu bạn nào cảm thấy ḿnh quá dư cân, khó tập CKTL, các thế
Yoga, ngồi Thiền, v.v…, theo kinh nghiệm của tôi là bạn nên bỏ
hẳn bữa ăn tối. Lư do tôi khuyên bỏ ăn tối là v́ bỏ bữa ăn tối
bạn không thể nào chết được, do đă có hai bữa ăn sáng và trưa
rồi. Thói quen ăn nhiều vào bữa tối chỉ khiến cơ thể chúng ta
nặng nề, khó tiêu hóa, và kết quả là lên cân, bụng to. V́ sau
bữa ăn tối, chúng ta không có thời giờ hoạt động để tiêu hóa hết
các thức mang vào. Bạn chỉ cần thử nghiệm không ăn tối chừng
một tuần là thấy kết quả ngay. Tập CKTL tối cũng dễ, ngồi Thiền
cũng nhẹ nhàng, hết hoặc bớt đau chân so với lúc trước.
6- Việc ăn uống cũng chỉ là một thói quen, gần giống như chuyện
uống rượu, hút thuốc. Bạn muốn bỏ th́ bỏ hẳn một lần, dễ dàng
hơn là chuyện bớt xuống từ từ. Việc hút thuốc lá, uống rượu,
sài ma túy, xem phim, đó là những vật bên ngoài. Nếu chúng ta
mà dính vào th́ sự đ̣i hỏi sẽ càng lúc càng tăng để có được sự
sảng khoái như lúc ban đầu mới thử cho biết. Do đó chúng ta
không lấy làm lạ là các tay sài ma tuư lại hay cho người khác
xài thử "free," ai mà dính vào là kẹt luôn, và làm tay sai cho
họ. Uống rượu, mới đầu chỉ một ly cho một ngày mà thiên
hạ quảng cáo là tốt cho sức khỏe, thử hỏi mấy ai ngừng lại ở con
số một ly cho một ngày?! Mà bạn càng uống nhiều th́ chỉ làm lợi
cho nhà sản xuất rượu mà thôi. Sức khỏe bạn có kém là tại bạn
uống nhiều hơn 1 ly đấy chứ! :-)))
7- Hy vọng trong tương lai Thầy HT và quư anh chị Huấn Luyện
Viên, Phụ Giáo sẽ tổ chức các trung tâm chỉ dẫn về môn thể
dục Càn Khôn Thập Linh, cũng như các phương pháp dưỡng sinh tại
các địa phương có đông người Việt Nam cư ngụ như Virginia,
Maryland, Washington, Oregon, Georgia, Florida, v.v… Lúc ấy tôi
cũng sẽ được hưởng ké lợi ích từ những trung tâm này - v́ có nơi
cho tôi đến học và thực tập, cùng chia sẻ kinh nghiệm.
Vài hàng tâm sự cùng các bạn sau khi xem bộ DVD khóa học về "Càn
Khôn Thập Linh." Tôi chân thành cảm ơn Thầy HT và ban thực hiện
DVD đă bỏ công sức giảng dậy miễn phí cho mọi người, cùng thực
hiện bộ DVD này nhằm mang lại bổ ích cho mọi người. Mong các
bạn đang và đă tập cố gắng viết vài ḍng chia sẻ kinh nghiệm của
các bạn để mọi người cùng có dịp học hỏi. Mong lắm thay!
Nguyễn Đức Trọng
tdnguyen97266@yahoo.com
Virginia, tháng 3/2007
|