|
Với một tâm trạng bỡ ngỡ, tôi bước chân vào cổng trường Trung
Thu. Tất cả đều xa lạ đối với tôi. Lần bước vào sân trường,
tôi dáo dác kiếm lớp của ḿnh – À, lớp đệ thất A4 đây rồi, tôi
nhủ thầm. Vừa bước chân vào lớp, tôi nh́n quanh và may quá,
bàn đầu vẫn c̣n trống đây. Tôi bẽn lẽn ngồi vào, âm thầm
quan sát chung quanh và cảm thấy h́nh như các bạn đều quen biết
nhau từ trước, chỉ có mỗi tôi là đi lạc từ một hành tinh khác
tới. Bản tính rụt rè cố hữu làm tôi ngại ngùng hỏi chuyện
các bạn, nhưng không lâu sau, các bạn đă mau mắn đến bắt chuyện
và tôi dần dà làm quen bằng nụ cười và những câu trả lời rụt rè.
Một hôm trong giờ chơi, chị trưởng lớp sà tới bàn và bảo tôi hát
cho chị nghe bài “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”. Không
hiểu ai trong các cô ca sĩ người Huế là thần tượng của chị mà bà
chị tôi cứ khen rối rít:
- Người Huế th́ hát phải hay. Thôi hát cho Long nghe với
mà…!
Vậy là tôi nhắm mắt liều ḿnh hát đại v́ không những chị là
trưởng lớp, mà chị c̣n thuộc loại bự con, cao hơn tôi cả cái đầu
nên tôi… cả nể. Hát vừa xong th́ tôi đỏ mặt tía tai và
ngồi thừ người ra v́ ngượng! Không biết hôm ấy tôi có làm
thủng màng nhĩ của chị trưởng lớp không v́ sau đó không thấy chị
yêu cầu tôi hát nữa! Hú hồn!
Năm đệ ngũ, tôi học Hóa với cô Bích Vân. Cô là một giáo sư
trẻ từ trường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, chuyển về dạy tại Trung Thu.
Cô đă là thần tượng của tôi từ thuở ấy. Cô hiền, cô đẹp,
và điều mà tôi nhớ nhất là Cô có hai bàn tay búp măng, khi giảng
bài Cô hay chắp hai tay trước ngực. Những ngày gần Tết,
chúng tôi vẫn rắn mắt, thường thích câu giờ để khỏi học bài, cả
lớp kèo nài xin nghe Cô hát. Thương và chiều các cô học
tṛ nhỏ, nhưng thay v́ hát một ḿnh, Cô đă dạy cho lớp tôi một
bài hát rất dễ thương mà măi cho đến nay tôi vẫn c̣n nhớ rơ.
Hồi đó v́ rụt rè, tôi chỉ lí nhí hát theo; giá như bây giờ được
gặp lai Cô, tôi sẽ hát thật to cho Cô nghe. Bài hát như thế này:
Ông tiên vui, Ông có cái râu dài
Trên đỉnh đồi thường đêm ông ghé qua
Khi em lên, Ông thường đi đâu vắng
Khi em về, em buồn đến ngẩn ngơ!
Lên đệ nhị cấp, tôi chuyển qua học trường khác, nhưng những kỷ
niệm ở ngôi trường này vẫn măi không quên. Theo vận nước
nổi trôi, tôi lập gia đ́nh, bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp của đời học
sinh đành xếp lại và rồi theo chồng đi lập nghiệp xứ người.
Bổn phận làm vợ làm mẹ với những đa đoan của cuộc sống đă khiến
tôi quên hết nỗi đam mê âm nhạc đă tiềm ẩn trong tôi từ ngày c̣n
bé. Ngày qua tháng lại, tôi chỉ biết cặm cụi đi làm và
nhanh chân về nhà lo săn sóc chồng con. Cho đến một hôm….
***
Tháng 11 năm 2001, đó là một buổi tối tuyết lạnh ở tỉnh nhỏ bé
mà tôi đang sống, tôi nhận được điện thoại của thầy Lê
Khắc Huyền, cựu giáo sư dạy Toán Lư Hoá và cũng là bạn của Ba Me
tôi từ những ngày c̣n ở Huế. Cô Mộng Hoa, hiền thê của
Thầy, cũng là một cựu giáo sư Anh Văn mà tôi đă thụ giáo suốt
hai năm đệ tứ và đệ ngũ.
- Hello?
- Na (Thầy vẫn gọi tôi bằng tên gọi ở nhà) hả? Cậu đây, Cô
muốn nói chuyện với con đây hỉ!
- Dạ, con cám ơn Cậu…
- Phượng hả, Cô Mộng Hoa đây. Sao con khỏe không?...
- Dạ, con vẫn b́nh thường. Cô ơi, lâu quá con không nghe
tiếng Cô. Dạ, Cô khoẻ không?...
- Phượng nè, con gọi số phone này nghe. Con …, bạn
con, đang đi kiếm con đó, gọi liền nghe…! Con có
giấy viết chưa? Số phone là …
- Dạ, con cám ơn Cô thiệt nhiều. Con gọi cho bạn ấy liền
đây. Cô cho con kính lời thăm Thầy và thăm luôn hai em…..
Tuy ngoài trời đang tuyết lạnh, nhưng ḷng tôi chợt cảm thấy ấm
áp với những kỷ niệm xưa cũ chợt ùa về. Tôi đă tự hỏi, hồi
đó tôi vốn dĩ ít nói nên ít bạn th́ làm sao lại có bạn c̣n nhớ
đến tôi, đến cả tên tôi? Thuở c̣n đi học, tôi luôn chọn
ngồi bàn đầu, nhưng không dám ngồi đầu bàn. Có lẽ v́ hồi
đó tôi tính toán là ngồi đầu bàn sẽ bị gọi lên bảng nhiều hơn
ngồi giữa — biết đâu Thầy Cô thấy ngồi giữa, đi ra đi vào bất
tiện, sẽ ít chiếu cố! Suốt mấy năm liền học A4, ngồi bên phải
tôi luôn luôn là Lâm Lệ Lan Chi rồi đến Cao Kim Ngân ngồi đầu
bàn. Bên trái tôi là Lê thị Cẩm, rồi đến Nguyễn Thị Kim Tuyến. Cao Kim Ngân là cô bạn thân nhất của tôi từ những ngày đầu tiên
bỡ ngỡ bước chân vào trường v́ hai đứa tôi có chung một bản tính—ít
nói. Vào giờ chơi, dưới hàng cây cao bóng mát trên vỉa hè, hai
đứa tôi rủ nhau đi bộ dọc theo đường Thành Thái nhỏ to tâm sự. Hai người bạn gái chúng tôi đi bên nhau là một sự kết hợp trái
ngược, Kim Ngân người cao lớn đẫy đà, trong khi tôi th́ nhỏ bé
và ốm như cây tăm tre. V́ lẽ đó mà ngày xưa Trần Thị Long Hương
vẫn thường trêu hai đứa tôi là cặp bài trùng Khả Năng—Phi Thoàn,
hai nghệ sĩ hài nổi tiếng thời bấy giờ. Một kỷ niệm vui tôi vẫn
không quên và đă có lần tôi kể lại cho vị giáo sư Anh Văn tôi
học năm lớp 6 nghe. Đó là cô Kim Quy. Lúc đó Cô vừa mới chuyển
về dạy trường Trung Thu. Một hôm đang giảng một bài dịch
Anh-Việt trên bảng, đến chữ “student”, bỗng nhiên Cô hỏi cả lớp:
- Động từ nào đồng nghĩa với động từ “to learn”?
Cả lớp ngồi im phăng phắc.
Cô nói:
- Không em nào biết à? Tôi cho các em ngồi đó cho đến khi có em
nào trả lời được!
Cả đến 5 phút sau vẫn chưa ai trả lời được. Trí nhớ của tôi bỗng
nhiên đột xuất làm việc vào giờ thứ 25 nên tôi đưa tay xin trả
lời một cách dơng dạc:
- Thưa Cô, đó là động từ “to study”.
Cô nổi giận:
- Chữ như vậy mà bây giờ mới biết à….
Tôi tiu nghỉu ngồi xuống và than thầm: Đă trả lời đúng, không
được khen lại c̣n bị mắng….!” Tôi đă đinh ninh là Cô sẽ nhoẻn
miệng cười và khen giỏi. Ngờ đâu….! Sau này nghĩ lại th́ ra Cô
nổi giận v́ cái chữ giải đáp nó nằm sờ sờ ngay trên bảng mà
không ai nhận ra.
*
* *
Hết năm đệ tứ, tôi bất ngờ chuyển trường, CKN và tôi mất liên
lạc. Đôi lúc tôi thầm nhủ, có lẽ chẳng ai để ư đến sự vắng mặt
của tôi!
** *
Một sự gặp gỡ ngẫu nhiên và đầy lư thú đến với tôi trong những
ngày tạm trú tại Kuku, Indonesia, 1979. Tôi đang lui cui nhóm
củi sửa soạn nấu cơm chiều ở ngay sân trước cửa lều th́ bỗng
nhiên có bóng một phụ nữ đến ngồi trước mặt tôi:
- Chị ơi chị, cho ḿnh mồi chút lửa nghen!
Vẫn không ngẩng mặt lên, tôi trả lời:
- Dạ được, chị cứ tự nhiên.
- Phải Phượng không Phượng?
Tôi ngước lên nh́n. Đang c̣n ngờ ngợ th́ người phụ nữ nói tiếp:
- Liễu nè, học Trung Thu đó, nhớ không?
Trong vài giây tôi chợt nhớ ra:
- A, Nguyễn Thị Liễu phải không?
Hai đứa tôi ôm chầm lấy nhau. Thật là một sự bất ngờ hy hữu!
- Liễu ở cách đây một căn, chút nữa rảnh qua Liễu chơi nha!
Vài tuần sau, Liễu ghé qua căn lều của tôi và rủ:
- Bà đi với tui đến đằng này coi thử bà nhận ra người này không?
Liễu và tôi dừng lại ở một căn lều cách nơi chúng tôi ở cũng khá
xa. Liễu gọi với vào trong lều:
- Lan Chi ơi, ra đây một tí.
Một người thiếu nữ có mái tóc hoe hoe vàng bước ra với nụ cười
tươi. Tôi nh́n chăm chăm giây lát và chợt nhận ra:
- A, Lâm Lệ Lan Chi. Tới đây hồi nào vậy?
Vậy là ở một phương trời xa xôi này, học sinh A4 chúng tôi đă
không hẹn mà gặp lại nhau. Lan Chi đến một thân một ḿnh; Liễu
đến cùng chồng và ba người con; c̣n gia đ́nh tôi gồm có người
chị Cả, tôi và bé gái đầu ḷng của tôi lúc ấy vừa được 18 tháng
tuổi. Những ngày sống chật vật trên đảo, Liễu là người rất hay
đùm bọc bạn bè. Lan Chi bị bệnh mà không có người thân, vậy là
chúng tôi bàn nhau đưa cô nàng về căn lều bé xíu của gia đ́nh
tôi để dễ bề săn sóc, Liễu ngày ngày nấu cháo mang qua nhà tôi
để tiếp tế cho bạn.
Rồi cũng đến ngày chúng tôi rời trại, mỗi người một ngả. Tôi mất
biệt tin tức của Lan Chi từ đó, c̣n Liễu th́ sau này đă có cơ
hội gặp lại tại Nam California.
** *
Theo số điện thoại do cô Mộng Hoa cho, tôi hồi hộp gọi người bạn
cũ. Bao nhiêu kỷ niệm đă được chúng tôi lần lượt kể cho nhau
nghe. Những mẫu chuyện nho nhỏ khó quên nhắc nhở đến những người
bạn học đă từng chung lớp. Qua người bạn này, Nguyễn thị Nga
cũng điện thoại thăm tôi. Một điều làm tôi ân hận măi là vào lúc
đó, tôi không thể nhớ được Nga.
Khi Nga hỏi:
- Phượng có nhớ ra Nga không?
Sợ bạn phật ḷng nên tôi nói đại:
- Nhớ chứ!
Nhưng sau khi gác máy điện thoại, tôi đă lật đật gọi cô bạn tôi
và hỏi:
- Nga là ai vậy?
Bạn tôi đă ph́ cười và hỏi lại:
- Phượng trả lời sao?
- Phượng phải nói dối là nhớ, chứ chẳng biết nói sao nữa?
Nhưng lần sau Nga gọi th́ tôi đành thú nhận là không nhớ được
Nga! Thôi th́ cho Phượng xin làm lại từ đầu nhé. Nga đă cười xí
xoá!
Tháng 5 năm 2001, bạn tôi xuất giá ṭng phu và tôi nhận lời đến
dự. Một điều vui nữa, bạn tôi c̣n cho biết là sẽ có nhiều bạn
học cũ đến dự đám cưới, tôi hồi hộp đếm từng ngày. Và rồi ngày
ấy cũng đă tới! Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi xa nhà một
ḿnh. Tôi đến phi trường Bắc Cali lúc 11:30PM, hai ngày trước
ngày cưới. Bạn tôi đă cùng vị hôn phu ra đón tôi tại phi trường. Lúc bước chân xuống máy bay, điều tôi lo ngại nhất là không biết
hai đứa có nhận ra được nhau không v́ từ lúc liên lạc lại với
nhau, chúng tôi chưa hề trao đổi h́nh ảnh. Tôi đang đứng tần
ngần th́ thấy có một dáng quen quen, đang dáo dác t́m kiếm ai đó. Đến gần hơn th́ tôi đă nhận ngay ra bạn tôi, cũng không thay đổi
bao nhiêu so với những ngày c̣n đi học. Sau khi đưa vị hôn phu
về nhà, bạn tôi đưa tôi đi ăn khuya. Một điều lạ đối với tôi là
tiệm phở c̣n đông đúc thực khách ra vào lúc 1AM, trái ngược hẳn
với nơi tôi ở, khoảng 9PM, 10PM th́ phố xá đă đóng cửa im ỉm. Trưa hôm sau, các bạn bắt đầu tụ tập tại nhà cô dâu. Người tôi
gặp đầu tiên là Nguyễn thị Dung. Sau đó là Phạm Tuyết Lan,
Nguyễn thị Bạch Nhung, Nguyễn Ngọc Mai, rồi Bạch thị Liễu. Gặp
Tuyết Lan th́ tôi đă nhớ ra ngay cô bạn nổi tiếng lí lắc ngày
xưa, riêng Bạch thị Liễu th́ măi một lúc tôi mới nhận ra, nhờ
vào nụ cười duyên dáng và tiếng nói ngọt ngào cố hữu khó quên. Sau đó chúng tôi cùng tháp tùng hai người con rễ Trung Thu: anh
Trương (chồng Liễu) và anh Triển (chồng Tuyết Lan) ra phi trường
đón Trần thị Thanh Hương, đây cũng là một bài toán không đáp số
của tôi lúc bấy giờ. Măi đến chiều tối hôm ấy gia đ́nh Nguyễn
thị Nga mới về đến nơi.
 |
Dung, BNhung, TLan, TPhuong, THuong, NMai,
Lieu
|
Sau tiệc cưới, để trả lại không khí yên lặng cho cô dâu và chú
rễ, chúng tôi đă kéo nhau tụ tập tại nhà của Liễu. Tối hôm đó
chúng tôi đă thức thật khuya để chọc phá nhau và cùng ngồi ôn
lại chuyện cũ. Sau khi lùa đám Trung Thu nhi đồng vào giường, và
trong khi các rể Trung Thu-- anh Trương (phu quân của Liễu), anh
Triển (phu quân của Tuyết Lan) và anh Sơn (phu quân của Nga)--
đang chén anh chén tôi với nhau trong pḥng khách ở lầu dưới,
chúng tôi gồm tám “mợ” (danh từ của anh Triển thân gọi phụ nữ
chúng tôi) tụ tập vào một pḥng trên lầu. Tuyết Lan đă lanh ư
đem theo tập h́nh lưu niệm thời học Trung Thu, cũng nhờ đó mà
tôi đă nhận ra Nga và Thanh Hương. Tôi đă reo lên khi nh́n thấy
h́nh Nga chụp hồi c̣n bé. Tệ thật, làm sao mà tôi lại có thể
quên được cặp bài trùng Tuyết Lan —Nga nhỉ. C̣n lại các bạn khác
tôi vẫn không nhớ ra là một điều dễ hiểu, các bạn học A2, c̣n tôi
học A4. Và dĩ nhiên với cái bản tánh nhút nhát của tôi, th́ tôi
nào có thấy ai ngoài hai cô bạn cùng bàn ngồi hai bên !!!
 |
TLan, TPhuong, THuong, NMai
|
Qua nhóm bạn này, tôi đă được làm quen với anh Trần Ngọc Điệp,
học sinh bảng vàng sống tại Pháp. Anh đă đưa tên tôi vào nhóm,
và cũng từ danh sách email này, chị Nguyễn thị Liên (bảng vàng)
đă nhận ra là chúng tôi đang học cùng một trường. Với cái tên
Phương Dương, chị đă không đoán được tôi là nam hay nữ và tôi đă
phát ph́ cười khi nhận được email của chị hỏi:
- Bạn là nam hay nữ…?
Tôi trả lời:
- Ḿnh là “thị mẹt” đây Liên ạ (v́ lúc đó không biết là chị học
trên lớp của tôi nên tôi gọi chị bằng tên, và v́ đă thành thói
quen nên tôi cứ đánh bài lờ, gọi sư tỷ bằng tên cho gọn).
Chúng tôi đă hẹn gặp nhau tại trường và từ đó chúng tôi quen
nhau.
Tuy thành phố chúng tôi rất nhỏ bé, chỉ
có hai chi em chúng tôi làm trấn thủ lưu đồn, nhưng có lẽ v́ hữu duyên nên
các Trung Thu ở thiên lư như Nguyễn Văn Thông, Trần Ngọc Hiển,
Đoàn Minh Hoàng … mỗi khi có dịp đi công tác tại Boston hay các
vùng phụ cận đều ới chúng tôi để cùng nhau làm một cuộc Hội Ngộ
bỏ túi. Anh Trần Ngọc Hiển cũng đă hứa hẹn rằng lần sau ghé qua
Boston, anh sẽ đưa chị Thư, hiền thê của anh, thăm cái thành phố
“đi dăm phút đă về chốn cũ” này v́ chị cũng rất thích thăm viếng
nền văn hoá cổ kính ở đây. Do đó, dù ở mười phương khác
nhau, các Trung Thu nhớ nhé đừng quên ngày Hội Ngộ Little
Saigon, để sợi dây thân ái của t́nh bằng hữu, của t́nh thầy tṛ
được lan rộng đến thật nhiều người, để chúng ta cùng có thêm
những kỷ niệm đẹp, cộng vào những kỷ niệm vốn dĩ đă rất đẹp thuở
xa xưa của chúng ta.
Dương Túy Phượng
(aka Công Tằng Bà Chằng Đại Nội)
|