MỤC  LỤC  Tháng  5, 2007

Thông Báo Hội Ngộ
Thiệp Mời Hội Ngộ

Thơ Văn Trung Thu

bullet Trầu Cau
bullet Quê Nội Thời Thơ Ấu
bullet Nhớ Thầy
bullet Bạn Xưa - Nhớ Tháng Tư
bullet Nỗi Niềm
bullet Hữu Duyên Thiên Lư ...
bullet Thơ Tiếp Lời
Càn Khôn Thập Linh
Các Links Sưu Tầm

Mùa lễ Phục sinh năm nay, thời tiết bỗng tự dưng trở lạnh, đạt kỷ lục nhiệt độ thấp nhất từ nhiều năm qua!  Những quần áo ấm dành cho mùa đông đă được các bà nội trợ đem hấp giặt sạch sẽ, gói cất trong những hộp nhựa để dành cho năm tới, lại phải đem ra dùng vài bữa!  Những chuyện bất thường của ông Trời gây ra đều là những đề tài tốt để khơi mào câu chuyện văn của những người muốn hàn huyên mà không biết phải bắt đầu như thế nào cho được tự nhiên, thoải mái.  Tuy vậy mà nếu chúng ta thử đem so đo với những phương cách làm quen, chào mời của các cụ nhà ta ngày xưa qua những câu ca dao, tục ngữ mới thấy những ư vị, hữu t́nh làm sao!  Từ cách rót nước, dâng trà, hay hơn nữa là phong thái dùng miếng trầu làm đầu câu chuyện của các thiếu nữ Việt ngày xưa; khiến người được mời không thể nào quên th́ có lẽ không có ai có thể so sánh bằng:

 
 

Gió hương đưa khách tới đây
Trầu têm cánh phượng, hai tay dâng mời.
Trầu đây: Trầu nghĩa, trầu t́nh
Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa ḷng.

Thật là một lối mời chào vô cùng tinh tế, các thiếu nữ ngày nay chưa chắc ǵ đă bén được đến gót chân của các "cụ ta" ngày xưa đâu đấy!  Cái nghệ thuật rào trước, đón sau, nói tới đâu buộc ràng đến đó của các "cụ gái nhà ta" không hề được thọ giáo ở bất cứ một trường đào tạo lễ nghi nào; ấy vậy mà khéo léo tuyệt xảo khiến các "cụ ông" vô phương cứu văn cuộc đời, tự động sa vào bể khổ:

Trầu này: Trầu quế, trầu hồi
Không bùa, không thuốc sao ḷng lại say?
Trầu này têm với vôi t́nh,
Bỏ thêm nhân ngăi, đặt trên khay vàng.
Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu tương tư.

Cụ ông đổ thừa tại miếng trầu kia nên "người" mới bị dụ khị, cuộc đời đang an lành êm thắm ngày ngày cơm nhà mẹ, quà nhà chị bỗng trở nên vất vả, long đong:

Anh quên lối rẽ đến trường,
Đi ṿng qua ngơ, thấy em đỡ buồn!
Anh quên thư sách bên đèn,
Ngó trăng lại tưởng bóng em trước nhà.

Cụ ông cứ lẩn thẩn không dám ngỏ lời ǵ với cụ gái và cứ tiếp tục quên như thế, càng ngày càng trầm trọng hơn! Đến một lúc mà người dẫu có vô tâm cách mấy cũng phải bắt đầu đặt nghi vấn th́ phụ mẫu mới ướm hỏi cậu con trai quư tử:

Gái không chồng như thuyền không lái
Trai không vợ như ngựa không cương!
Hỏi thăm con gái nhà ai?
Rắp đem trầu lộc, cau non tới nhà.

Thật đúng là lời vàng như cởi tấc ḷng, các cụ ông làm ǵ mà lại để lỡ cơ hội, không thừa thắng xông lên chứ?

Ngày nay, đám thanh thiếu niên học được cái tṛ nam nữ b́nh quyền rồi th́ những lời ăn tiếng nói cũng trở nên đơn giản.  Trai gái đều ăn nói từa tựa như nhau, nhiều khi quần áo, phong thái cử chỉ của chúng cũng giống nhau đến nỗi có nhiều đứa mà tôi thoạt nh́n qua cũng không phân biệt được là trai hay gái nữa!  Những buổi tiệc sinh nhật của cậu con trai tôi, có lần tôi chứng kiến một quang cảnh khiến tôi hiểu lầm là chúng nó đă chán chơi với nhau rồi!   Khi cả bọn ngồi chung với nhau trong một pḥng, mỗi đứa đều ôm cái máy notebook riêng của ḿnh gơ lách cách, chúng không nh́n nhau và cũng không có đứa nào lên tiếng nói, thỉnh thoảng tôi mới nghe tiếng cười.  Đợi đến lúc cậu con bước xuống bếp lấy thêm thức ăn cho bạn, tôi chặn lại hỏi:

--  Bộ mấy bạn của con không thích dự buổi sinh nhật của con hả?
Nó ngạc nhiên dừng lại hỏi tôi :"Why?"
--  Th́ bố thấy có đứa nào chơi với đứa nào đâu?
Cậu con trai quư ph́ cười giải thích:
-- Tụi con đang CHAT chung voi nhau, nói chuyện trên computer mà.
-- !!!!

Thời đại thay đổi thật là mau quá!   Những t́nh tự trầu cau thời các cụ nhà tôi vẫn là những khuôn vàng thước ngọc cho chúng tôi chiêm ngưỡng, mặc dầu chúng tôi cũng bắt đầu theo trào lưu phương tây, biết nịnh đầm thật ngọt mật, chết ruồi:

Nắng chia nửa băi chiều rồi
Em ơi! Hăy ngủ, anh hầu quạt đây.

Tôi nhớ câu chuyện mẹ tôi thường kể những kỷ niệm ngày xưa của bà ở vùng quê Nam Định, Bắc Việt.   Khi bà đang tuổi dậy th́ bắt đầu phải học vấn khăn.   Mái tóc đen dài gần chấm gót chân thơm phức mùi bồ kết, được rẽ đường ngôi ngay giữa chân trán lên đến đỉnh đầu, tóc bà dầy mượt được bó chặt bằng mảnh nhung đen quấn ṿng quanh đầu để thừa ra một đoạn đuôi tóc khoảng gang tay:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Người con gái đẹp phải được đủ mười thương, mẹ tôi chỉ đạt đến... chín thương mà thôi; bớt được câu :" Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua" nhưng tôi lại cho đấy là cái may mắn!   Hôm mẹ tôi bị bà ngoại bắt buộc đem đi nhuộm răng th́ bác K. anh của mẹ học ở trường Bưởi Hà Nội về nhà chơi, ông cực lực phản đối việc nhuộm răng đen mà ông cho là một hủ tục mọi rợ khiến bà ngoại tôi vật vă khóc lóc rền rĩ.  Ông cũng không nao núng, dọa bỏ học để ở nhà canh chừng mặc kệ bà ngoại hết năn nỉ rồi lại nói mát mẻ:

--  Phải dồi, anh Cả là giai th́ anh muốn làm ǵ cũng được, c̣n em nó là phận gái... để hàm răng trắng ởn như Tây thế th́ làm sao gả chồng cho ai nữa chứ!!!   Làng nước dồi đây họ cười nhà ḿnh cho xem đấy anh ạ!

Mẹ tôi không được nhuộm răng đen, suốt giai đoạn xuân th́ đến 14-15 tuổi bà không dám cười ngoài đường, ngoài ngơ mà bà vẫn bị ế chồng.   Bác tôi vừa tốt nghiệp trường sư phạm ra là lập tức về quê đưa mẹ tôi ra Hà Nội, cuộc đời của bà từ đó thay đổi hẳn.  Bà được học chữ Quốc ngữ, kẹp tóc, mặc áo dài và được gả cho một chàng hào kiệt khi bà vừa chẵn tṛn đôi mươi mùa xuân muộn!

Tôi ngưỡng mộ cái tập tục miếng trầu là đầu câu chuyện, là tơ hồng se duyên chồng vợ, là tục lệ cưới xin của người Việt ta qua những câu ca dao thật duyên dáng, trữ t́nh!   Nhưng mà bảo rằng ăn trầu cho đỏ môi cắn chỉ th́ tôi cũng chào thua.  Tôi nhớ bà ngoại tôi khi di tản không thiết tha thứ ǵ ngoài cái khơi trầu, ống nhổ mà bà luôn ôm khư khư như của gia bảo.   Đă thế khi định cư ở xứ người, bố tôi đă từng chạy lết hết phố Tầu này đến phố Tầu khác để kiếm mua cho ngoại mấy lá trầu úa, mấy quả cau khô khốc kèm với vôi ăn mà bà phải ngoáy nát trong một cái chung nhỏ rất lâu mới ăn được!   Bà ngoại của tôi năm đó đă gần tám mươi mà chưa mất một cái răng nào, có lẽ nhờ bà dùng vôi ăn trầu.  Nhưng rồi cũng đến lúc bà than nhức răng quá, tôi lănh nhiệm vụ đưa bà đi nha sĩ một lần mà cứ ngượng chín người.   Khổ thân cho chúng tôi lúc đó v́ người Việt tha hương vẫn c̣n đang làm những nghề vặt vănh để kiếm sống.  Thế hệ trẻ vẫn c̣n đang bập bẹ chương tŕnh ESL th́ làm ǵ có nha sĩ Việt Nam đầy dẫy như bây giờ!  Đám y tá tóc vàng, tóc nâu trong pḥng Nha khoa vừa nh́n thấy hàm răng đen ng̣m của bà ngoại là kêu ré lên như bị điện giựt.  Chúng nó lại tưởng là bà bị mắc bịnh quái lạ ǵ của dân Á Châu mới khổ cho tôi phải giải thích đến sái quai hàm...

Thắm thoát đă mấy mươi mùa lá đổ trôi qua!   Những người phụ nữ nhuộm răng đen, ăn trầu chắc không c̣n tồn tại bao nhiêu trên cơi đời này nữa!   Không bao lâu th́ có lẽ đám con cháu chúng ta sẽ ngắm nh́n những h́nh ảnh xưa của người thiếu nữ miền Bắc vấn khăn mỏ quạ, răng nhánh hạt huyền như ngắm nh́n những sắc tộc thiểu số Phi Châu, Nam Mỹ...!  Nhưng riêng trong tôi, tận đáy ḷng hoài niệm lúc nào cũng thương thầm, xót xa cho câu ca dao xưa cũ:

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày c̣n không?
Bây giờ em đă có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu!
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra...

Lê Hải