T̀NH NGHĨA THẦY TR̉

** tác giả:  Lê Mộng Hoàng **

 

Tôi bắt đầu nghề “Gơ đầu trẻ” ở quê tôi, tỉnh Quảng Nam, trường trung học Trần Quư Cáp từ năm 1966 cho đến nay 2015 là gần nửa thế kỷ - 49 năm.

Sau khi thi xong chứng chỉ Ngữ Học Việt Nam để hoàn tất mảnh bằng Cử Nhân Giáo Khoa Văn Chương tại đại học Văn khoa, Viện Đại Học Đà Lạt tháng 5/1966, tôi bị bệnh “Phó Thương Hàn” (Paratyphoid) lên cơn sốt, co giật chân tay trong lúc cư ngụ tại Cư Xá Nữ Sinh Viên trong khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt. Các chị em cùng cư xá hoảng sợ phải cầu cứu Cha Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập, ngài bèn cho tài xế chở tôi vào bệnh viện Đà Lạt điều trị. Bác sĩ giám đốc bệnh viện thời ấy là người Pháp, quen với Cha Lập nên tôi được Cha gởi gắm, tôi phải nằm nhà thương 10 ngày,  đây là lần đầu tiên trong đời tôi phải “nằm một chỗ” không đi lại, không hoạt động. Các chị em sinh viên cùng cư xá như Bích Lan, Bích Đào, Ngọc Điệp, Kim Châu, Mỹ Linh, Kim Huê, Ngọc Yến thay phiên nhau vào bệnh viện ngủ lại săn sóc “Chị Cả”. Thật là chí t́nh - tôi được các em bầu làm Chị Cả đại diện cho 13 nữ sinh viên của cư xá.

Đến ngày thứ 9 trước khi tôi rời bệnh viện th́ bác Bảy , tài xế của Cha Viện Trưởng vào pḥng báo cho tôi biết  “Cha Viện Trưởng sẽ đến thăm cô” tôi rất ngạc nhiên, lo ngồi dậy sửa soạn đón ngài.

ChaVienTruongTuy tôi là một Phật tử nhưng tôi rất kính mến và khâm phục tấm ḷng nhân ái, quảng đại và ḥa nhă, khiêm cung của Cha Lập. Ngài luôn gần gũi sinh viên, nhất là các sinh viên ở những miền xa xôi lặn lội đến Đà Lạt cố tâm học tập. Lúc Cha Viện Trưởng xuất hiện, ngài có mang theo một bao thư lớn trao cho tôi và nói: “Đây là bằng Cử Nhân Giáo khoa Văn chương Việt Nam của con”. Tôi run run v́ quá xúc động, cầm bao thơ mà không cầm được nước mắt!

Cha nói tiếp: “Con đậu hạng B́nh và đậu Thủ Khoa kỳ thi nầy”. Tim tôi đập th́nh thịch, thật là bất ngờ! Cha Viện Trưởng c̣n cho biết: “Cha sẽ trả tiền bệnh viện cho con nên con khỏi lo xin tiền cha mẹ ở Quảng Nam”. Thưa Cha, những lời ái ngữ nầy Cha nói cách đây 49 năm mà con không bao giờ quên, có lẽ suốt đời con, tấm ḷng độ lượng, nhân từ và đức hạnh khiêm nhường từ tốn của Cha đă là gương sáng của một bậc Thầy Khả Kính mà con luôn cố gắng noi theo. T́nh nghĩa Thầy Tṛ, t́nh thương bao dung của Cha đối với các sinh viên trong viện Đại học Đà Lạt đă được truyền miệng lan xa khắp thành phố và các tỉnh nào có sinh viên gia đ́nh hoàn cảnh khó khăn đă được Cha giúp đỡ. Trong đám sinh viên thời ấy đă có câu:

“Ai cần th́ Cha đến

 Ai thiếu th́ Cha cho”

để ca ngợi ḷng bác ái, yêu thương học tṛ của Cha Nguyễn Văn Lập.

ChaVienTruong02Lúc tuổi đă cao, Cha không điều hành viện Đại học Đà Lạt nữa, được vinh thăng Giám Mục về cư trú tại nhà thờ B́nh Triệu, Sài G̣n và tổ chức Chương tŕnh “Huấn Nghệ cho các trẻ vị thành niên, bụi đời” ở Sài G̣n.

Các sinh viên ngày trước theo học Chính Trị Kinh Doanh hoặc Văn Khoa, Khoa Học tại viên Đại học Đà Lạt vẫn không quên nghĩa cử cao quư của Cha đă góp công, góp của, đồng tâm nhất trí xây dựng cho Cha một căn nhà trong khu đât của nhà thờ B́nh Triệu rất khang trang rộng răi để Cha an hưởng tuổi già. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm Lễ Thụ Phong Linh Mục của Cha Lập, các cựu sinh viên Đà Lạt đều tụ họp lại để chúc mừng người Thầy giáo nhân từ, vị cha già giàu ḷng thương người, không phân biệt tôn giáo, giới tính, đồng thời cũng để tỏ ḷng biết ơn chân t́nh đối với ngài. Cha Lập rất hân hoan khi gặp lại các sinh viên ngày xưa nghịch ngợm, phá phách ngoài giờ học, nhiều lần hỏi mượn tiền Cha mà không trả, nay đă trở nên ông bà nội, ngoại, có cơ sở kinh doanh, có địa vị trong xă hội. Trước giờ Cha Lập được Chúa gọi về cơi Thiên Đàng, ngài có tâm t́nh với các người học tṛ t́nh nghĩa rằng: “Trong thời gian làm Viện Trưởng, nếu Cha có nói điều ǵ không đúng làm mất ḷng các con th́ mong các con bỏ qua cho…” Tôi nghe bạn tôi kể lại mà bái phục tâm hồn cao thượng, rộng lượng của ngài vô cùng!

Trở lại với con đường sự nghiệp gập ghềnh của tôi, sau 3 năm dạy Việt văn và Anh ngữ tại trường Trần Quư Cáp tôi lấy chồng và phải “xuất giá ṭng phu” v́ ông xă tôi đang dạy tại trường Cao đẳng Quốc Pḥng ở Sài G̣n. Tháng 9 năm 1969, tôi thuyên chuyển vào dạy tại trường Trung Tiểu học Trung Thu trên đường Thành Thái, Sài G̣n cho đến 30 tháng 4 năm 1975.

V́ nhu cầu của trường cần giáo sư dạy Anh ngữ nên tôi chỉ dạy môn nầy cho các lớp Đệ Tam A-B mà không dạy Việt văn nữa. Hơn một năm sau tôi sinh con đầu ḷng, cháu Lina - Đặng Tống Mộng Quỳnh, vào đầu tháng 11, năm 1970. Lina chỉ mới được 4 tháng tuổi mà phải mồ côi cha! Ông xă tôi Đặng Xuân Dũng bất ngờ gặp một người lính đâm xe Honda vào xe vespa của anh, nên ảnh bị chấn thương sọ năo và từ trần vào tháng 3, 1971 ở tuổi 34 c̣n rất trẻ!

Tôi chỉ mới bắt đầu dạy tại trường Trung Thu hai năm th́ biến cố đau buồn nầy xảy ra, thay đổi, xáo trộn nếp sống tinh thần lẫn vật chất của tôi!

Tôi bị “chứng mất ngủ” kéo dài nên sụt mất 12 kư thịt,  trông gầy g̣, ốm yếu, không c̣n tươi trẻ, khỏe mạnh như trước đây – dù chỉ mới 30 tuổi! Trong giờ Anh ngữ, khi dạy đến bài nào nói về hạnh phúc gia đ́nh, những buổi sum họp đầm ấm vào các dịp lễ Thanksgiving, Christmas nước mắt bỗng dưng chảy dài trên má tôi, mặc dù tôi cố gắng cầm cự, tôi cảm thấy xấu hổ khi nghe tiếng cười của các nam sinh, nói nhỏ “Coi ḱa, Cô đang khóc tụi bây ơi…” Tôi vội chạy ra ngoài hành lang thở vào thật sâu để dằn cơn xúc động lấy lại b́nh tĩnh rồi mới vào tiếp tục bài giảng. Các nữ sinh th́ tế nhị và thông cảm với “nỗi đau thầm lặng” của cô MH nên không phê b́nh, cũng không cười trêu chọc. Có vài nữ sinh đă đến thăm tôi ở NTT, chơi với bé Lina và chỉ dẫn cho cô giáo làm Ô Mai Cam Thảo ngày Tết, lâu quá rồi nhưng t́nh cảm ngây thơ, chân thật của học tṛ Trung Thu ngày ấy tôi vẫn nhớ măi, mà tên các em th́ tôi không nhớ hết, chỉ c̣n nhớ Tuyết Lan, Kiều Nga, Phượng… Sau nầy, tháng 4 năm 1975, hai chị em Tuyết Lan-Kiều Nga có đi với Ngọc Diệp t́m đến thăm tôi và bé Lina ở trại tị nạn Fort Chaffee, Arkansas.

Tôi luôn luôn trân quư và biết ơn “những tấm ḷng trải rộng”, những thăm hỏi ân cần của các bạn đồng nghiệp cô Lệ, cô Uyên, cô Lành, cô Yến, thầy Vị, thầy Hoành, thầy Sâm và của các em học sinh trường Trung Thu Sài G̣n: Đức, Sơn, Tuấn, Khương, Việt, Nhân Từ, Thông, Kim Phượng, Túy Phượng, Liên, Huỳnh Hoa, Hồng Mai, Hằng, P.Tú…  đă luôn “ǵn vàng giữ ngọc” duy tŕ T́nh Nghĩa Thầy Tṛ sắt son, cho dù thời gian dài nửa thế kỷ và không gian xa xôi cách trở…

Tôi cũng xin ân cần cảm tạ thầy Huyền đă đem t́nh “yêu thương thật ḷng” sưởi ấm trái tim giá băng và khiến cuộc sống 40 năm qua của tôi được thăng hoa, an lạc.

Tôi cũng luôn cảm phục và  ủng hộ “Ban Tổ Chức” các cuộc Hội Ngộ Trường Trung Thu lâu nay.  Mặc dù tuổi đời cũng đă cao, tôi luôn cố gắng tham dự các buổi Họp Mặt nầy để may ra gặp lại các bạn đồng nghiệp cũ, các em học tṛ dễ thương của “những ngày  xưa thân ái” ấy, mà thật t́nh tôi rất mừng, các em học tṛ Trung Thu đúng là “ Chí T́nh, Chí Nghĩa”; các em đă hy sinh th́ giờ, công lao, tiền bạc để tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa thầy tṛ trường Trung Thu, kèm theo lễ tưởng niệm, cầu siêu cho các giáo chức đă từ trần,  quà tặng t́nh thân cho các Thầy cô đến tham dự và một chương tŕnh văn nghệ chan chứa t́nh thương, nêu cao T́nh Nghĩa Thầy Tṛ. Các buổi hội ngộ nầy đă “giữ cho đời thầy cô giáo trường Trung Thu c̣n Chút Dễ Thương” đó các em ơi!

CẢM ƠN CÁC EM HỌC TR̉ CŨ TRƯỜNG TRUNG THU DẤU YÊU LẮM LẮM!

T́nh Nghĩa Thầy Tṛ thủy chung

Trải qua bao cuộc đổi thay vẫn bền

Cảm ơn t́nh cảm trắng trong

Món quà quư hiếm cô hằng khắc ghi.

 

LeMongHoang

LÊ MỘNG HOÀNG

 9/21/2015